Bệnh viện lưu hồ sơ bệnh án điện tử của người dân trong bao lâu?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Từ 1/3/2019, các cơ sở y tế bắt đầu sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh. Vậy hồ sơ bệnh án điện tử sẽ được lưu trữ trong thời gian bao lâu rồi sẽ bị xoá dữ liệu?

Hướng đến mục đích phục vụ công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn, Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2019 và sẽ được triển khai đến tất cả các cơ sở khám - chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.

Theo đó, việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

PGS - TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì mỗi người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật theo quy định và thời gian lưu trữ từ 10 đến 20 năm tùy từng trường hợp.
Bệnh viện lưu hồ sơ bệnh án điện tử của người dân trong bao lâu? ảnh 1 PGS - TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì mỗi người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án. Ảnh: Internet
Nguyên tắc thực hiện là mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy. Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử. Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này. Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế. Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu sớm hoàn thiện đề án quản lý vỉa hè, lòng đường
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu sớm hoàn thiện đề án quản lý vỉa hè, lòng đường
TPO - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các cơ quan chức năng cần tập trung hoàn thiện đề án quản lý vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố; Kiện toàn và tổ chức hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường...