Bệnh thủy đậu vào mùa tấn công trẻ nhỏ

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải khám cho bệnh nhi G.B. Ảnh: T.Hà.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải khám cho bệnh nhi G.B. Ảnh: T.Hà.
TP - PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo hiện là thời điểm có khả năng bùng phát bệnh thủy đậu nếu không được phòng tránh đúng cách. Bệnh viện Nhi T.Ư đang điều trị cho nhiều trẻ mắc thủy đậu, có bé chỉ mới 1,5 tháng tuổi.

Bé N.X.G.B (1,5 tháng tuổi) nằm ngủ li bì, trên mặt và đầu mọc chi chít cả trăm nốt thủy đậu bôi thuốc xanh lè. Chưa đủ tuổi tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, cơ thể còn non nớt nên hệ miễn dịch của bé rất yếu nên bị lây bệnh từ chị gái mới 2 tuổi. Trước đó, chị gái của bệnh nhi chơi với 3 người em họ từ 1-5 tuổi bị thủy đậu nên lây bệnh. Không chỉ bé G.B nhiễm virus thủy đậu từ chị gái mà chị N.T.H (25 tuổi), mẹ của 2 bé, người chưa từng tiêm vắc-xin phòng thủy đậu cũng bị lây bệnh từ con mình. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết do không biết cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu nên chị H. đã vô tình làm vỡ những nốt thủy đậu trên người bé G.B dẫn đến bệnh nhi bị bội nhiễm, tình trạng bệnh khá nặng.

Cùng phòng bệnh nhân G.B còn 3 bé khác từ 1-6 tuổi cũng bị bệnh này đang được điều trị tích cực. Tất cả những trẻ này đều lây bệnh từ lớp học. Chị Mai Thanh, mẹ bệnh nhân H.T (6 tuổi) cho biết, con chị được tiêm vắc-xin từ khi 2 tuổi nhưng đến nay lại mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Theo ông Phu, năm 2017 cả nước ghi nhận gần 39.000 ca mắc (tăng 45,9% so với 2016. Các chuyên gia dịch tễ nhận định, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng vào những tháng mùa xuân, bắt đầu tăng vào tháng 1, tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 3 với khoảng 8.000 ca mắc, rồi giảm dần. Các tháng còn lại thường dưới 3.000 ca mắc.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Biến chứng nặng nề

Bác sĩ Hải cho hay, tuy đây là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra không hiếm. Cụ thể, sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh.

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này. Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là tiêm vắc-xin. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.