Bệnh 'nói kháy, nói tức'

Bệnh 'nói kháy, nói tức'
TP - Có thể nói, lối ăn nói của từng con người có sự ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống văn hóa cũng như đời sống sinh hoạt.

Trong chuyện cười Trạng Quỳnh, Trạng Quỳnh dùng sự thâm thúy để “chửi” để “rủa” thói hư tật xấu của vua chúa phong kiến. Một số làng ở Bắc Bộ có truyền thống “nói tức”. Người dân ở đây ai ai cũng biết “nói kháy, nói tức” nhưng chỉ trong dịp lễ tết và họ coi đây chính là nét đặc sắc của văn hóa làng.

Nhưng việc lạm dụng “nói kháy, nói tức” trong giao tiếp hiện nay trở thành “nạn”. Từ người già đến người trẻ đều có thể  “kháy”. Những lời nói đó dường như chỉ là trêu đùa nhưng cũng có khi nó lại để lại hậu quả mà không phải ai cũng lường được.

Chỉ vì bị “nói kháy” là không biết đẻ con trai mà một phụ nữ đang tâm dùng  keo 502 đổ vào tai cháu bé mới được vài tháng tuổi. Hay trường hợp đau lòng khác mới xảy ra ở một trường cao đẳng: một nhóm sinh viên trong lúc ăn nhậu chỉ vì “ nói kháy” nhau mà dẫn đến án mạng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, mỗi lời nói thể hiện trình độ hiểu biết, phong cách lối sống của từng người. Việc “lựa lời” sẽ làm cho mối quan hệ xã hội của chúng ta cải thiện hơn.

Nguyễn Văn Bắc
(Nam Phong, TP Nam Định)

MỚI - NÓNG