Bệnh nguy hiểm lây nhiễm do... hôn

Bệnh nguy hiểm lây nhiễm do... hôn
Hôn thú vị thật đấy, nhưng hãy cảnh giác. Bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan từ những nụ hôn say đắm.

Nếu người ta tìm thấy nụ hôn mang lại những điều có lợi thì trong nhiều trường hợp, cái hại cũng to lớn không kém. Nhìn bên ngoài, ai nghĩ rằng một cặp môi hấp dẫn thế kia lại mang virus viêm gan, virus helicobacter gây viêm dạ dày và virus gây tăng bạch cầu…

Nụ hôn có thể là phương tiện lan truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm
Nụ hôn có thể là phương tiện lan truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Bệnh tìm người

Có một loại bệnh được goi bằng nhiều tên là “bệnh sốt tuyến” (glandular fever), “viêm họng bạch cầu”, “bệnh Filatov”, đôi khi là “bệnh từ cái chai” (vì lan truyền do bạn bè quá vui vẻ tu chung một chai bia), “bệnh của tuổi trẻ” (vì nạn nhân ít khi quá 35 tuổi), song khoa học nhất là “bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng”, và dễ hiểu nhất là “bệnh do hôn” (BDH). Người ta còn biết bệnh này thường rộ lên vào mùa xuân.

Bênh do hôn gây ra do virus có tên là Epstein-Barr, thuộc nhóm virus herpes (mụn giộp), truyền theo nhiều đường – do không khí ẩm, tiếp xúc, truyền máu, và thông thường nhất do nước bọt, cụ thể do hôn.

Sự 'xảo quyệt' của BDH

Dấu hiệu đầu tiên của BDH là tăng thân nhiệt, đau họng, mệt mỏi và 2 tháng sau khi virus xâm nhập cơ thể mới thấy hạch bạch huyết ở cổ sưng phồng 2-3cm. Trước khi đó, bệnh không thể hiện và thời gian này, người mang virus đã có thể làm lan truyền sang bạn bè và người thân. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào khả năng của hệ miễn dịch, nếu người yếu, có thể thấy các triệu chứng sau 2 ngày nhiễm virus.

Sự xảo quyệt của BDH là ở chỗ ngay cả các bác sĩ cũng dễ bị nhầm là giai đoạn đầu của bệnh viêm họng. Đặc tính của virus Epstein-Barr là làm suy yếu mô bạch huyết. Hạch bạch huyết và hạch hạnh nhân (amygdala) nhận được cú “đánh” đầu tiên. Do phù nề mô bạch huyết mà bệnh nhân bị ngạt mũi, khản giọng, đau họng (giống hệt triệu chứng của bệnh viêm họng) và ngáy vào ban đêm.

Nhưng khác với viêm họng, BDH luôn luôn ảnh hưởng đến gan và lá lách ở mức độ nào đó, chúng có thể bị đau khi lấy tay sờ nắn. Ở một số bệnh nhân có cảm giác nặng nề ở vùng hạ sườn bên phải và nước tiểu sẫm màu. Có thể bị vàng da, sốt ở mức chênh lệch 2 độ trong một ngày đêm.

Không có cách điều trị đặc hiệu

Chỉ có thể chẩn đoán chính xác BDH sau khi xét nghiệm máu, thấy tăng số lượng các tế bào bạch cầu và xuất hiện các tế bào bất thường là tế bào bạch cầu đơn nhân, thường không có trong máu. Việc xét nghiệm là cần thiết để loại trừ các bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu (diphtheria) hoặc bệnh ở hệ bạch huyết.

Bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước, ăn những thứ nhiều vitamin, nằm nghỉ, sát trùng họng, nhỏ mũi bằng thuốc co mạch và uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao. Trường hợp nghiêm trọng có thể dùng các loại thuốc kháng viêm nội tiết tố và thuốc kháng sinh, nhưng chỉ là hãn hữu.

Giai đoạn cấp tính

Kéo dài khoảng 2 (đôi khi 4) tuần, tiếp theo là thời gian dưỡng bệnh để phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, sau khi đã hết bệnh vẫn có thể gây nhầm lẫn là chưa khỏi hoặc mắc các bệnh khác trong một thời gian khá dài. Vẫn bị sưng hạch bạch huyết và mệt mỏi nhiều tháng, và sự phục hồi chậm chạp (xét nghiệm vẫn thấy tế bào đơn nhân tồn tại hàng năm).

Virus gây BDH có hoạt tính gây ung thư, do đó, sau khi hồi phục trong 6 tháng, bệnh nhân vẫn bị coi như một nguồn lây nhiễm. Các biến chứng thường gặp nhất của BDH là vỡ lá lách, bệnh tim và ung thư phổi. Trong vòng hai tháng sau khi khỏi hoàn toàn, các bác sĩ khuyên không chơi thể thao và là làm những công việc nặng.

Theo Bảo Châu
Vietnamnet, Medpulse.ru

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.