Tư liệu ghi lại, năm 1958 NSND Phùng Há đã quyên tiền để Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế mua mảnh đất này làm nơi yên nghỉ cho các nghệ sỹ cải lương. Tuy nhiên, sau khi mua, mảnh đất đã bị bỏ hoang gần 10 năm vì Phùng Há không có tiền xây chùa. Năm 1969, bầu Năm Công (tức Lê Minh Công) đề nghị nghệ sĩ Phùng Há cho dựng Am để tu hành.
Khu chính điện của Chùa Nghệ sỹ |
Bên trong Chính điện là nơi có bàn thờ ông Tổ nghề Sân khấu |
Năm 1970, khi Am hoàn thành thì bầu Công đã phải bán vì không còn tiền trả công thợ. Bầu Xuân (Tức Diệp Nam Thắng) đã đồng ý mua lại Am thờ trên với giá tương đương gần 100 cây vàng. Từ đó bầu Xuân đã tiếp tục xây nơi đây thành ngôi chùa lấy tên là Nhựt Quang nhưng người dân vẫn gọi là Chùa Nghệ sỹ và hiện đây là nơi an nghỉ hơn 500 nghệ sỹ sân khấu.
Cổng vào khuôn viên phần mộ của NSND Phùng Há, người có công lớn trong việc vận động xây dựng Chùa Nghệ sỹ |
Bia mộ của NSND Phùng Há |
Bên ngoài sân chùa là bức tượng Người nghệ sỹ với cây đàn tỳ bà. |
Khu mộ của vợ chồng NSƯT Thanh Nga |
Nơi thờ tự các nghệ sỹ đã qua đời và chôn cất tại Chùa Nghệ sỹ |
Mộ "Hoàng tử sân khấu"- NSƯT Minh Phụng |
Danh sách nghệ sỹ chôn cất trong nghĩa trang |
Một góc nghĩa trang nghệ sỹ |
Khu khuôn viên nghĩa trang nghệ sỹ nhìn từ trên cao |
Chùa Nghệ sỹ được trả lại tên sau hai ngày đổi thành Nghĩa trang nghệ sĩ
20/06/2022