Bé gái tâm thần 13 tuổi bị hãm hiếp

Bé gái tâm thần 13 tuổi bị hãm hiếp
13 tuổi nhưng bé Phạm Thị H. có trí tuệ không bằng trẻ lên 5. Ngay cả khi bị lão “yêu râu xanh” 77 tuổi giở trò đồi bại, H. vẫn ngô nghê bảo vì được cho kẹo, cho tiền nên ngủ cùng.

> 'Ăn trái cấm' với cô chủ 15 tuổi, chàng trai treo cổ 'chuộc lỗi'

> Bi kịch làm mẹ tuổi 13

Nạn nhân H. là một người bị thần kinh từ nhỏ.
Nạn nhân H. là một người bị thần kinh từ nhỏ..

Xòe tay đếm…số lần bị hại đời

Chuyện cô bé bị bệnh tâm thần Phạm Thị H. (SN 2000, trú thôn Phong Cầu 1, xã Đại Đồng, Kiến Thụy, Hải Phòng) bị ông lão Đỗ Trọng Niêm (SN 1936, trú thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, Kiến Thụy, Hải Phòng) giở trò đồi bại trở thành đề tài “nóng” của người dân địa phương những ngày qua.

Tìm đến nhà nạn nhân khi trời đã quá trưa, nhưng mẹ của bé H., chị Đỗ Thị Dung (SN 1975), đang đi rửa bát thuê vẫn chưa về. Như thường ngày, chỉ có ông Phạm Hữu Đạc (75 tuổi, ông nội bé H.) ở nhà trông nom 2 người tâm thần: bé H. (13 tuổi) và bố của bé H. (37 tuổi).

Nghe những lời hỏi thăm, ông Đạc buồn rầu, mắt ngấn nước bảo: “Đau lòng lắm cô ạ, tôi là người bắt quả tang lão Niêm giở trò đồi bại với cháu H.. Chuyện đã rõ mười mươi rồi, tôi không muốn nhắc lại nữa, chỉ mong pháp luật xử đúng người đúng tội…”. Đưa mắt nhìn đứa cháu ngớ ngẩn, phơi đầu trần ngoài sân giữa trời nắng, ông Đạc quát to để bé H. chạy vào chỗ bóng râm. Bé đen đúa, nhếch nhác cười hềnh hệch vô thức. Sau tiếng quát của ông nội, H. chạy vào hè, cầm quả ổi xanh gặm lấy gặm để.

Khi hỏi chuyện, bé H. ngờ nghệch bảo: “Ông Niêm cho tiền, cho kẹo nên cháu cho ngủ. Lần đó ông ấy không cho nữa nên cháu khóc…”. Khi hỏi bé về số lần ngủ như thế, em xòe bàn tay ra và đếm: “Một, hai, ba, bốn, năm…”. Thấy đứa cháu vô tư đến đau lòng, ông Đạc bảo: “Ai hỏi nó cũng nói thế đấy”.

Ông Đạc chưa biết đến khi nào cháu gái mới được hưởng trợ cấp cho người tâm thần.
Ông Đạc chưa biết đến khi nào cháu gái mới được hưởng trợ cấp cho người tâm thần..

Hai năm chờ đợi trợ cấp cho người tâm thần

Giữa trưa hè nóng hầm hập, nhà ông Đạc chỉ có chiếc quạt điện cũ chạy rù rù. Chiếc quạt duy nhất được dùng để tiếp khách, còn bé H. và cha của em vô tư chơi, ngủ quên cả nóng bức. Ông Đạc chỉ về phía người đàn ông đang nằm ngủ trên chiếc giường, kể: “Đấy là bố bé H., tên là Kiên, là con trai út của tôi. Từ nhỏ đã bị thần kinh, giờ mỗi khi trái gió trở trời, nó phát bệnh thì đánh cả tôi và vợ nó”.

Ông Đạc cho biết, mẹ của bé H. cũng vì thương hoàn cảnh nhà ông, thương anh Kiên ngờ nghệch mà về làm dâu, một mình gánh vác mọi chuyện gia đình. Khi sinh con, đứa con đầu lòng của anh Kiên may mắn thông minh, tháo vát, giỏi giang nên được tuyển chọn là vận động viên bóng rổ của đất Cảng, đang tập huấn xa nhà. Còn bé H. thì bị thần kinh giống bố.

“Ngày cho bé H. đi học chữ, cô giáo dạy dấu ngã, nó bảo thế thì ngã xuống giếng chết à, thế nên nhất định không chịu đi học nữa. Nó lớn về thể xác nhưng trí não chẳng bằng đứa lên 5…”, ông Đạc nói. Cũng bởi nhà toàn người tâm thần nên dù đã già, nhưng ông Đạc chẳng khi nào được nghỉ ngơi, luôn canh cánh trông chừng con cháu, để con dâu yên tâm đi làm kiếm tiền nuôi cả nhà.

Ông Đạc già cả, không thể làm ra tiền, cũng chẳng có lương hưu hay khoản trợ cấp nào, chỉ trông cả vào con cháu. “Thằng Kiên có được trợ cấp của người tâm thần, được 180.000 đồng/tháng. Còn con bé H., đã 2 năm nay, con dâu tôi chạy vạy giấy tờ thủ tục để xin hưởng trợ cấp mà có được đâu. Chẳng biết đến bao giờ con cháu tôi mới bớt khổ…”, ông Đạc bỏ lửng câu than thở.

Hiện cơ quan cảnh sát điều tra huyện Kiến Thụy đang thụ lý, điều tra làm rõ nghi án cháu gái ông Đạc bị ông Đỗ Trọng Niêm hiếp dâm.

Theo Mai Mai
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.