Nhận diện những thách thức
Lúa gạo là một trong những ngành thành công thời gian qua của Việt Nam, từ chỗ mỗi năm chỉ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn lương thực, nay đã thành quốc gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
Ðáng chú ý, liên tiếp trong 3 năm từ 2017 đến 2019, giống lúa ST24 của Việt Nam đạt danh hiệu top 3 gạo ngon nhất thế giới, và năm 2020, giống ST25 chính thức trở thành “Gạo ngon nhất thế giới”.
Gần đây, những lô gạo đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu đi EU hưởng ưu đãi về thuế suất nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đã mở ra những cơ hội mới cho gạo Việt.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, việc EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) được ưu đãi thuế quan (0%) có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây là thị trường khó tính, yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ... Ðiều này khẳng định được chất lượng, giá trị, uy tín, thương hiệu rất lớn của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển sản xuất lúa gạo bền vững, có những vấn đề mà tự thân người nông dân không dễ gì vượt qua được. Vấn đề là, ở Việt Nam cũng như các nước khác ở tiểu vùng sông Mekong, xu hướng thâm canh tăng vụ đi kèm với đẩy mạnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ sản xuất lúa quy mô nhỏ thường thiếu những kỹ thuật canh tác phù hợp để sản xuất lúa chất lượng cao.
Bên cạnh đó, lúa gạo ở Việt Nam rất khó truy xuất nguồn gốc. Nhiều DN gạo chủ yếu dựa vào hệ thống thu mua thông qua thương lái nên rất khó truy xuất nguồn gốc của lúa gạo và làm giảm chất lượng của các sản phẩm gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp.
Cùng đó, danh tiếng của Việt Nam tại phân khúc thị trường cấp thấp cùng với việc thiếu vắng một thương hiệu quốc gia cũng góp phần làm cho giá bán lúa gạo của nông dân thấp.
Do vậy, cần nói về cơ hội từ EVFTA, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lưu ý, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi, trong đó cần liên kết chặt chẽ giữa HTX, DN với bà con nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác, có như vậy mới khai thác tốt thị trường EU.
“Bắt tay” vì phát triển bền vững
Những năm gần đây, Ðồng bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL) đã xuất hiện tín hiệu vui, khi một số doanh nghiệp dám đi tiên phong trong tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo, trong đó, Tập đoàn Tân Long đã áp dụng mô hình HTX kiểu mới.
Mới đây nhất, tại hội nghị công bố kết quả chuỗi giá trị Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) thuộc hợp phần lúa gạo tại ÐBSCL của Bộ NN&PTNT ở Ðồng Tháp, Tập đoàn Tân Long đã ký kết bao tiêu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao với các hợp tác xã tiêu biểu tham gia dự án này.
Theo đó, Tân Long đã ký kết hợp tác bao tiêu dòng lúa chất lượng cao như Ðài Thơm 8, Jasmine 85, Japonica, ST 21, ST 24 với 4 HTX: HTX Nông nghiệp Gò Gòn (Long An), HTX Nông nghiệp Thạnh Hòa (Kiên Giang), HTX Nông nghiệp An Bình (An Giang) và HTX Nông nghiệp Tín Phát (Sóc Trăng).
Sản phẩm của chuỗi liên kết sẽ mang thương hiệu “Gạo A An”, được công ty phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, EU.
Công ty CP Gạo Hạnh Phúc (Công ty thành viên của Tập đoàn Tân Long), đơn vị đang đầu tư xây dựng nhà máy gạo Hạnh Phúc, ký kết bao tiêu lúa vụ đông xuân 2020 - 2021 với HTX Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Trinh (Tiền Giang) và HTX Nông nghiệp Ðại Lợi (TP Cần Thơ).
Sản phẩm của các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết này sẽ là những mẻ nguyên liệu đầu vào đầu tiên và tốt nhất do nhà máy gạo lớn nhất Ðông Nam Á chế biến và xuất khẩu, khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động.
Trong chuỗi liên kết này, Công ty CP Gạo Hạnh Phúc sẽ có cơ chế linh hoạt trong vấn đề bao tiêu, thanh toán và thu mua giá lúa cao hơn thị trường cho bà con nông dân, HTX, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Ðồng thời, Công ty có tổng đài đường dây nóng, hỗ trợ kỹ thuật bà con canh tác lúa, giúp nông dân tăng năng suất, hiệu quả sản xuất.
Theo ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long, liên kết sản xuất, bao tiêu lúa gạo theo mô hình chuỗi giá trị thông qua các hợp tác xã là một trong những giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ðây là cũng là mô hình kinh doanh gạo bền vững cùng người nông dân trồng lúa tại Việt Nam.
Thực hiện liên kết sản xuất, Tân Long cam kết đồng hành cùng nông dân, không chỉ là giá thu mua tốt hơn thị trường, còn có cả sự gắn kết, chia sẻ khó khăn từ DN. Bởi, một thực tế là nhiều DN chỉ liên kết hợp tác với nông dân vào mùa thuận (vụ lúa đông xuân), còn vào mùa vụ khó khăn (như vụ hè thu), khi cây lúa phải đối mặt với thời tiết bất lợi, dịch bệnh… thì DN ít hợp tác liên kết.
Ông Trung cũng cho biết, với hệ thống nhà máy và kho lưu trữ lớn sắp đưa vào hoạt động Nhà máy Gạo Hạnh Phúc với quy mô lớn nhất nhì châu Á, điều kiện xây dựng bến, bãi để tập kết và dự trữ hàng hóa; luôn chủ động về vốn lưu động, Tân Long tự tin trong những cam kết cùng người nông dân, để làm nên những "cánh đồng hạnh phúc".
nông dân làm nên những “cánh đồng hạnh phúc”
Gạo A An là thương hiệu gạo sạch đóng túi của Tập đoàn Tân Long, gồm các sản phẩm: gạo A An đặc sản ST21, ST24, giống Nhật Japonica. Người tiêu dùng có thể vào website aan.vn hoặc gọi hotline 1900 6869 để được giao hàng nhanh sau 30 phút.
Hãy gọi đường dây nóng 1900 8661 của Tập đoàn Tân Long để được vấn về kỹ thuật canh tác; thông tin thu mua lúa tươi; giải đáp thắc mắc bệnh dịch và cách thức thành lập – phát triển mô hình hợp tác xã.
lúa gạo lớn nhất Đông Nam Á