Bất ngờ nguồn gốc của loạt ảnh chế 'Đó là câu chuyện hơi buồn'

Họa sĩ Ricardo Caté là tác giả của bức tranh biếm họa về cuộc trò chuyện của hai mẹ con đang gây sốt khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn lớn, dân mạng liên tục chia sẻ ảnh chế về cuộc trò chuyện với hai mẹ con. Trong đó, nhân vật mẹ đặt câu hỏi và đứa con đưa ra câu trả lời bất ngờ, thú vị.

Nhiều người đã chế lại lời thoại của hai mẹ con thành nhiều nội dung, chủ đề khác nhau để "troll", quảng cáo hay bàn luận về một vấn đề nào đó.

Bất ngờ nguồn gốc của loạt ảnh chế 'Đó là câu chuyện hơi buồn' ảnh 1  
Bất ngờ nguồn gốc của loạt ảnh chế 'Đó là câu chuyện hơi buồn' ảnh 2 Bức ảnh chế hai mẹ con gây sốt trên các diễn đàn mạng xã hội. Ảnh: Chino de Chavez, ảnh chụp màn hình. 

Không chỉ ở Việt Nam, bức biếm họa còn viral ở nhiều nước châu Á như Thái Lan hay Philippines, trở thành meme phổ biến được nhiều người sử dụng.

Một nghệ sĩ khác là Chino de Chavez còn sáng tạo nên phiên bản tranh 3D của hai mẹ con và được dân mạng nhiệt tình ủng hộ.

Vào ngày 15/11, trang fanpage của Tổng lãnh sự quán Philippines tại Iraq sử dụng tác phẩm này với nội dung cảnh báo những người Philippines tìm kiếm việc làm từ những nhà tuyển dụng trái phép.

Với mức độ nổi tiếng của bức hình, dân mạng thích thú khi tìm ra được "cha đẻ" của bức ảnh hài hước. Tác giả của nó là Ricardo Caté - một họa sĩ biếm họa nổi tiếng người Mỹ.

Trong nội dung gốc của bức tranh, người mẹ hỏi đứa con "Hôm nay có học được gì ở trường không?" và đứa con đáp lại "Có nhưng không đủ. Người ta còn muốn con quay lại vào ngày mai".

Bức tranh gốc được ông sáng tác và xuất bản trong chuyên mục Without Reservations của tờ nhật báo Santa Fe New Mexican và Taos Texas.

Mỗi năm, ông sáng tác khoảng 300 tác phẩm cho trang Santa Fe New Mexican.

Bất ngờ nguồn gốc của loạt ảnh chế 'Đó là câu chuyện hơi buồn' ảnh 3  
Bất ngờ nguồn gốc của loạt ảnh chế 'Đó là câu chuyện hơi buồn' ảnh 4 Ricardo Caté là cha đẻ của bức tranh hai mẹ con nổi tiếng. Ảnh: FBNV. 

Những tác phẩm hài hước của Caté chịu ảnh hưởng từ tranh của Don Martin và Sergio Aragonés trên Mad Magazine. Chủ đề ông hướng tới thường là các khía cạnh của cuộc sống người Mỹ bản địa, bình luận về các sự kiện đương thời và lịch sử, mục đích tạo ra tiếng cười dí dỏm, sâu cay.

Bên cạnh là họa sĩ truyện tranh, Caté còn làm nhiều công việc khác nhau như nhà hoạt động xã hội, diễn viên hài, nhà văn, giáo viên, vận động viên, làm phim.

Theo Zing
MỚI - NÓNG