Bắt đầu từ nhân sự

ĐB Lê Nam nói, bóng dáng lợi ích vẫn hiển hiện trong người làm luật Ảnh: TTXVN
ĐB Lê Nam nói, bóng dáng lợi ích vẫn hiển hiện trong người làm luật Ảnh: TTXVN
TP - Đề nghị cần sớm có quy chế bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, QH cần đổi mới mạnh mẽ ngay từ công tác nhân sự, tại phiên thảo luận sáng qua.

> Miễn nhiệm ngay nếu bộ trưởng phiếu thấp

Nên có số dư

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng, muốn đổi mới hoạt động QH, phải đổi mới con người. “Đường lối đổi mới của Đảng rất rõ, nhưng cách làm tôi thấy vẫn như cũ, chẳng hạn bầu Thủ tướng chỉ có một người.

Rõ ràng không có điều kiện để các ứng viên đó trình bày chương trình hành động, ý tưởng, kế hoạch của mình, để rồi liên quan việc giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm sau này” - ông Nam nói và đề nghị: “Vấn đề nhân sự phải đảm bảo tuyệt đối vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng cũng phải phát huy vai trò, vị trí QH”.

Bàn về công tác làm luật, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, Quốc hội còn rất thụ động: “Tôi kiến nghị có những vấn đề cần phải đổi mới thực sự, phải vượt ngoài quy chế hiện nay”.

Nhận xét công tác làm luật vẫn theo cách của hàng chục năm qua, ĐB Lê Nam chỉ ra bất cập: Cơ quan làm luật chủ yếu là bộ ngành, Chính phủ, nên khó tránh được “bóng dáng lợi ích của bộ, ngành vẫn mang theo - dễ cho mình, khó cho dân”.

“Mặc dù vừa qua chúng ta đã có cố gắng về giám sát, nhưng vẫn rất hình thức. Những bức xúc của cuộc sống, cử tri mong đợi ở QH, chúng ta chưa đạt được. Ví dụ, về tập đoàn kinh tế, phòng chống tham nhũng, đất đai… Chúng ta chưa có những quyết định, giám sát để thỏa mãn mong đợi của cử tri” – ĐB Nam nói.

Bỏ phiếu tín nhiệm - phải có tiêu chí

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga (ĐB Thái Nguyên) cho biết, quy định bỏ phiếu hiện nay thiếu tiêu chí cụ thể nên khó thực hiện. Chẳng hạn, phải có ít nhất 20% đại biểu đề nghị, hoặc hiện nay cũng chưa quy định tiêu chí để UBTVQH tự mình đề nghị bỏ phiếu…

Về hình thức, nên quy định bỏ phiếu định kỳ và bỏ phiếu tín nhiệm bất thường, khi một chức danh có vi phạm. Bỏ phiếu định kỳ giúp cho người được bỏ phiếu năng động hơn, đồng thời là cơ sở quan trọng cho lần bầu cử sau.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm bất thường - tức là bỏ phiếu bất tín nhiệm, được tiến hành khi có “sự kiện” xảy ra, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của chức danh, khiến cho dư luận, cử tri bức xúc.

Một số ĐB cho rằng, chỉ nên bỏ phiếu chức danh bộ trưởng và tương đương trở lên, chức danh thứ trưởng tương đương trở xuống nên giao UBTVQH tổ chức lấy ý kiến QH.

Việc công khai số phiếu tín nhiệm cao chính là hình thức khen thưởng đối với người đứng đầu. Nếu phiếu không quá bán, phải trình QH xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn việc cách chức.

“Khi tổ chức giám sát nếu “cưỡi ngựa xem hoa” thì kết thúc giám sát chỉ đưa ra được những lời khuyến nghị, kiến nghị chung chung, sau đó có sửa chữa, có điều chỉnh hay không cũng không ai biết được.

Vì vậy hiệu quả pháp lý sau giám sát phải được các chế tài bảo đảm thực thi. Thực tế đã có những hành vi hành chính trái nguyên tắc nhưng QH không thổi còi, không phạt thẻ vàng, thẻ đỏ. Có nghĩa là QH quá dễ dãi” - ĐB Vũ Trọng Kim (Quảng Ngãi).

“Đề nghị nâng vai trò của các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, mỗi Ủy ban liên quan một số bộ để làm thủ tục mà các nước gọi là nghe ý kiến của nhau. Vấn đề nhiều người quan tâm, ví dụ phí giao thông đường bộ, một cơ quan QH sẽ mời bộ trưởng tới cùng với QH thảo luận cùng nghe với nhau, tìm cách nhẹ nhàng giải quyết vấn đề, đừng gọi điều trần này nọ làm nặng nề thêm. Tôi đề nghị các Ủy ban nên thường xuyên làm việc này như hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp” - ĐB Trần Du Lịch (TPHCM).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.