Bão số 11 đổ bộ vào Huế

Bão số 11 đổ bộ vào Huế
TPO - Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh TT-Huế đối với hoạt động giao thông đường bộ, đường biển, đánh bắt hải sản trong thời gian diễn ra bão số 11.

Bão số 11 đổ bộ vào Huế

> Đà Nẵng hối hả phòng chống bão Nari
> Sóng dữ hung hãn đe dọa bờ biển Đà Nẵng

TPO - Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh TT-Huế đối với hoạt động giao thông đường bộ, đường biển, đánh bắt hải sản trong thời gian diễn ra bão số 11.

Người dân ven biển Thuận An (TT-Huế) che chắn lại nhà cửa trước khi bão số 11 vào đất liền. Ảnh: Ngọc Văn
Người dân ven biển Thuận An (TT-Huế) che chắn lại nhà cửa trước khi bão số 11 vào đất liền. Ảnh: Ngọc Văn.

Từ sáng 14/10, toàn tỉnh bắt đầu có mưa to liên tục, trời trở lạnh, nhiều vùng ven biển xuất hiện gió mạnh. Được dự báo là địa bàn có khả năng bão đổ bộ, huyện Phú Lộc (giáp với Đà Nẵng) tổ chức di dời hơn 1.000 hộ dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn từ sáng nay. Huyện huy động 3 đại đội dự bị động viên, 1 trung đội dân quân cơ động, 7 xe múc, 9 xe khách, 10 xe ben, 1 xe kéo chuyên dụng, 3 thuyền máy, 2 ca nô sẵn sàng ứng trực phòng chống bão.

Toàn huyện dự trữ 30 tấn gạo, 2.000 thùng mì ăn liền, 3.000 lít dầu hỏa, thuốc chữa bệnh… Trong sáng 14/10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cùng lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 11 tại huyện này. Đến chiều 14/10, toàn tỉnh kêu gọi 1.820 phương tiện tàu thuyền vào bờ trú ẩn an toàn, không còn phương tiện đánh bắt hoạt động trên vùng biển tỉnh này. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tuyệt đối không để tàu, thuyền ra khơi khi mưa bão. Phương tiện xe cộ đi lại trên tất cả các tuyến giao thông ngập lụt, gió lớn nguy hiểm cũng bị cấm ngặt.

Xúc cát biển chứa bao để giằng giữ mái lợp trước bão. Ảnh: Ngọc Văn
Xúc cát biển chứa bao để giằng giữ mái lợp trước bão. Ảnh: Ngọc Văn.
Hàng quán tạm tháo dỡ, ngừng kinh doanh để tránh bão. Ảnh: Ngọc Văn
Hàng quán tạm tháo dỡ, ngừng kinh doanh để tránh bão. Ảnh: Ngọc Văn.

UBND tỉnh cũng lưu ý Sở TT&TT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra hệ thống cột anten phát sóng, để có biện pháp gia cố trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Trên địa bàn hiện có trên 6.800 du khách đến tham quan Huế thời điểm mưa bão, trong đó, 3.615 khách quốc tế. Đến chiều 14/10, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng vùng ven biển, thấp trũng đã sơ tán du khách đến nơi an toàn. Khu nghỉ dưỡng cao cấp như Laguna Lăng Cô (huyện Phú Lộc) di chuyển toàn bộ khách ở khu biệt thự sang tổ hợp nhà cao tầng. Resort Ana Mandara (Thuận An - Phú Vang) cũng chuyển xong khách từ các biệt thự gần biển vào khu vực bên trong.

Ngư dân ven biển Phú Vang (TT-Huế) khẩn trương đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: Ngọc Văn
Ngư dân ven biển Phú Vang (TT-Huế) khẩn trương đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: Ngọc Văn.

Dự kiến, đến trước 19 giờ tối 14/10, toàn tỉnh sơ tán 3.463 hộ (hơn 11.000 nhân khẩu) từ vùng sạt lở, ven biển nguy hiểm đến nơi an toàn. UBND tỉnh TT-Huế chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện chủ động điều tiết mức nước trước khi mưa bão đến, nhằm tránh tái diễn tình trạng ngập lụt như từng xảy ra ở vùng cao A Lưới qua hai cơn bão số 8 và số 10. Đến trước 7 giờ sáng 15/10, các hồ thủy điện phải tuân thủ đưa mức nước về ngưỡng đón lũ, mức xả đạt 1.000m3/s.

Phụ nữ bồng con nhỏ cũng ra bãi biển giúp người nhà đẩy thuyền lên cao. Ảnh: Ngọc Văn
Phụ nữ bồng con nhỏ cũng ra bãi biển giúp người nhà đẩy thuyền lên cao. Ảnh: Ngọc Văn.

Từ chiều 14/10, gần 300.000 học sinh trên địa bàn TT-Huế đã nghỉ học để tránh bão.

Ngọc Văn

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.