Bão số 10 tăng cấp tiến vào Thanh Hoá-Quảng Bình

Bão số 10 được nhận định có mức độ rủi ro thiên tai lớn nhất từ trước đến nay
Bão số 10 được nhận định có mức độ rủi ro thiên tai lớn nhất từ trước đến nay
TPO - Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, bão số 10 là cơn bão mạnh, độ rủi ro thiên tai lớn nhất từ trước đến nay, dự báo trọng tâm sẽ vào khu vực Thanh Hoá-Quảng Bình từ tối 15, sáng 16/9 tới.

Ngày 13/9, tại cuộc khẩn ứng phó với bão số 10, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung trương cho rằng, đây là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài ba năm trở lại đây, cấp độ thiên tai là cấp 4, cấp cao nhất từ trước đến nay.

Khoảng 10 giờ sáng nay 13/9, bão số 10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía đông đông nam, với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20km/h và mạnh lên. Đến 10 giờ ngày mai 14/9,  bão nằm trên khu vực phía đông quần đảo Hoàng Sa, sức tăng lên cấp 11, giật cấp 14.

 Theo ông Cường, đây là cơn bão rất mạnh, khi cường độ bão cấp 13, sẽ mở rộng bán kính 200-250km, vùng ảnh hưởng của bão rộng 500km.

 Trong sáng 13/9, các đài dự báo khí tượng để nhận định, cơn bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam. “Chúng tôi cũng nhận định khả năng vào đất liền nước ta ngày càng tăng lên, cần sẵn sàng ứng phó với tình huống bão vào trực tiếp nước ta”- ông Cường nói.

Theo nhận định của ông Cường, khoảng tối 15, sáng 16/9, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bờ và duy trì ở cấp 12, giật cấp 15. Khu vực ảnh hưởng cấp 12 là từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, vùng ảnh hưởng cấp 8 là từ Nam Định đến Thừa Thiên- Huế.

Bão sẽ gây ra lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn. Mưa tập diễn ra từ ngày 15 đến chiều ngày 16/9 ở khu vực đồng bằng Bắc bộ đến Thừa Thiên-Huế, trong đó trọng tâm mưa từ Nghệ An-Quảng Bình trên 300mm, các vùng khác từ 50-100mm.

Ông Cường cũng lưu ý, khi bão vào nước biển sẽ dâng 2-3 mét ở khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh, sóng biển ngoài khơi trên 10 mét.

Trước diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Bản chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, cơ quan dự báo bám sát, kết hợp với thông tin của các đài dự báo quốc tế để nhận định sát đường đi, cường độ của bão.

Bộ trưởng Cường yêu cầu các địa phương chỉ đạo phòng chống bão khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, tránh tâm lý chủ quan. Bộ đội biên phòng, kiểm ngư phối hợp với các địa phương, bằng mọi cách kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.

Kể từ ngày 14/9, yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tiến hành cấm biển; đặc biệt chú ý sắp xếp phương tiện khi neo đậu, quản lý an toàn tuyệt đối khu neo đậu, rất chú ý phương tiện tàu vãng lai.

Với 1,2 triệu ha lúa, trong đó mới gặt 20%, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tập trung thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; đồng thời không triển khai gieo trồng vụ đông tại thời điểm này.

Bộ trưởng Cường cũng đề nghị tiếp tục xả 2 cửa đáy ở hồ Sơn La, và 3 cửa đáy hồ Hòa Bình, phát điện tối đa tất cả các tổ hợp cả ngày và đêm. Với hồ thuỷ lợi, các địa phương có biện pháp kiểm tra toàn bộ những hồ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên để gia cố kịp thời, không để xảy ra sự cố.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.