TPO - Bình Định hiện có 38 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 hết hạn bảo hiểm phải nằm bờ, chủ tàu không thể ra khơi nên không có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống và trả nợ cho ngân hàng nên các chủ tàu rất bức xúc.
TP - Chỉ còn 1 tháng nữa Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản sẽ hết hiệu lực. Chương trình ngân sách nhà nước hỗ trợ ngư dân một phần phí tham gia bảo hiểm (BH) tàu cá, ngư lưới cụ, thuyền viên cũng kết thúc. Tuy nhiên, còn nhiều việc rất dang dở mà cả ngư dân và doanh nghiệp bảo hiểm đều mong đề xuất.
TP - Ngư dân và ngư trường là những cụm từ được nhắc tới gần đây, gắn bó mật thiết với chủ quyền biển đảo quê hương, nhưng nghề đi biển luôn chứa đựng nhiều rủi ro.
TP - Dù Bộ Tài chính liên tục khẳng định không có độc quyền bảo hiểm tàu cá nhưng ngư dân cho rằng, họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc chọn đơn vị bán bảo hiểm. Một số chuyên gia kinh tế đề nghị Bộ Tài chính nên tạo cuộc chơi cạnh tranh để chính các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chất lượng dịch vụ.
TP - Ngày 8/8, Bộ Tài chính họp báo chuyên đề về bảo hiểm. Nhiều vấn đề về bảo hiểm tàu cá (Tiền Phong nêu trong bài Bảo hiểm tàu cá - Ai trục lợi?) được đặt ra. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi bức thiết được đại diện Bộ Tài chính trả lời chưa thuyết phục.
TP - Đại biểu Quốc hội Lê Nam cho rằng: Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm rõ những tồn tại của bảo hiểm tàu cá, vì đây là chủ trương tốt. “Trục lợi bảo hiểm tàu cá là một dạng tham nhũng; tham nhũng trên những tai nạn, đổ vỡ của ngư dân là nghiêm trọng” - đại biểu Nam nói và cho rằng, duy trì chính sách bảo hiểm cho ngư dân là cần thiết.