Báo động doanh nghiệp phá sản

Báo động doanh nghiệp phá sản
TP - Sáu tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lên tới 26.324 doanh nghiệp, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm

> Ngân hàng lãi khủng do đâu?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Số liệu về tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê công bố tại buổi “Công bố số liệu Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm”, ngày 29-6, cho thấy, 6 tháng đầu năm số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lên tới 26.324 doanh nghiệp, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm. Đáng chú ý số doanh nghiệp giải thể tăng tới 35,4%.

Tình hình kinh tế khó khăn cũng được phản ánh khá rõ nét qua việc số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 6 tháng giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm 12,5%, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 5,4%, đơn vị giải thể tăng 35,4% đã phản ánh thực trạng khó khăn của doanh nghiệp” - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết.

Có 6 yếu tố khác được chỉ rõ là yếu tố cản trở sản xuất của doanh nghiệp là lãi suất quá cao (27,2%), lạm phát cao và thất thường (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp không ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế không ổn định (7%).

31,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh, 13% giảm quy mô lao động, 10% cắt giảm vốn và có tới 25,5% lường trước giảm doanh thu, 27,9% giảm lợi nhuận.

Tổng cục Thống kê nhận định, với mức tăng trưởng như vậy, để đạt mục tiêu 6 - 6,5% cho cả năm 2012, GDP phải tăng 7,28 - 8,18% trong những tháng còn lại. Tuy nhiên, căn cứ vào những số liệu trong lịch sử cũng như những khó khăn thực tế hiện nay, cơ quan thống kê cho rằng khả năng này rất khó trở thành hiện thực.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, một trong những điểm nút cần tháo gỡ trong 6 tháng cuối năm chính là tắc nghẽn trong lưu chuyển tiền tệ.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (M2), tính đến cuối tháng 6, đã tăng gần 7% so với cuối năm 2011 và hiện gấp hơn 2 lần GDP theo giá hiện hành.

Tuy nhiên, lượng tiền thật được đưa vào nền kinh tế chỉ vài phần trăm trong số này, còn lại đang kẹt đâu đó trong các ngân hàng, tổ chức tài chính. Đây chính là điểm nút cần tháo gỡ để dòng vốn được lưu thông, đến tay doanh nghiệp và kích thích sản xuất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.