'Bảo bối' nào gác trời Biển Đông?

'Bảo bối' nào gác trời Biển Đông?
TPO - Cụm chiến hạm phòng không là cụm hải quân phòng ngự cơ động có thể cơ động nhanh, hỏa lực phòng không mạnh và có khả năng phối hợp tác chiến tốt, tạo lá chắn dày đặc ngăn chặn tên lửa chống tàu.

'Bảo bối' nào gác trời Biển Đông?

> Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á

> Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó 

TPO - Cụm chiến hạm phòng không là cụm hải quân phòng ngự cơ động có thể cơ động nhanh, hỏa lực phòng không mạnh và có khả năng phối hợp tác chiến tốt, tạo lá chắn dày đặc ngăn chặn tên lửa chống tàu.

Hầu như các chuyên gia quân sự đều thống nhất quan điểm rằng quốc gia nào khống chế được không phận Biển Đông cũng đồng nghĩa giành quyền kiểm soát vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới này. Việc có lực lượng không quân mạnh, đủ sức chiếm thế thượng phong trong các cuộc không chiến tiềm năng chỉ là một mặt của vấn đề. Cũng quan trọng không kém là khả năng phòng thủ, ngăn chặn các cuộc tấn công từ trên không của đối phương nhằm vào các hạm tàu.

Đặc điểm của các trận chiến đấu trên biển là không gian chiến trường rộng lớn. Các hoạt động tác chiến và điều hành tác chiến các lực lượng thuộc quyền diễn ra rất nhanh trong điều kiện các tình huống diễn biến phức tạp không thể dự đoán. Những tình huống khó khăn phức tạp đòi hỏi lực lượng hải quân phải được tổ chức liên kết phối hợp chặt chẽ, nắm chắc được tình hình địch, theo dõi và bám sát được các mục tiêu, đồng thời có phản ứng nhanh và chính xác trước các nguy cơ đe dọa từ mọi hướng.

Trong cụm chiến hạm phòng không cơ động, tính chất đặc thù của tổ chức biên chế lực lượng là có nhiều chủng loại phương tiện phòng không thuộc quyền (tên lửa các tầm bắn khác nhau, pháo hạm, súng phòng không tự động, máy bay trực thăng chiến đấu…), trong đó phải sẵn sàng phản kích đối phương cùng lúc bằng các phương tiện trong biên chế: ngư lôi, tên lửa chống tàu, pháo hạm. Ngoài ra, chỉ huy cụm chiến hạm phòng không cơ động cần hiệp đồng chặt chẽ trong một hệ thống điều hành tác chiến đồng bộ của sở chỉ huy cấp chiến lược – Bộ tham mưu quân chủng – với các lực lượng tác chiến khác như lực lượng phòng không tầm xa đất liền, lực lượng máy bay tiêm kích, lực lượng phòng không hải đảo. Đồng thời cần bảo vệ chắc chắn khu vực tiền duyên chống ngầm do tàu ngầm diesel – điện và chiến hạm chống ngầm, máy bay trực thăng đảm nhiệm.

Để đảm bảo cho không gian rộng lớn của chiến trường trên biển (đến 120 km bán kính tính từ tâm điểm – chiến hạm phòng không hoặc lớn hơn), điều kiện cần tối thiểu là mỗi cụm chiến hạm phòng không cơ động cần có từ 1 đến hai tàu hộ vệ phòng không tên lửa - lớp frigate phòng không.

Các cường quốc quân sự như Anh, Mỹ, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng những khu trục hạm phòng không tiên tiến như Mỹ có tới 60 khu trục hạm phòng không tên lửa, đồng thời đang đầu tư 2,8 tỷ USD cho 2 chiến hạm phòng không tối tân nhất Zumwatl. Người Anh cũng đã đóng 6 khu trục hạm phòng không tên lửa Type 45 lớp Daring class. Trung quốc đã có 6 tàu khu trục phòng không lớp 052C lắp hệ thống tên lửa phòng không HHQ – 9 với 48 ống phóng tên lửa phòng không S – 300 PhM.

Hệ thống phòng tên lửa phòng không trên khu trục hạm 052C Trung Quốc
Hệ thống phòng tên lửa phòng không trên khu trục hạm 052C Trung Quốc.
 

Trong chiến lược hải dương, các cường quốc nói trên đều là những cường quốc quân sự, vũ khí và phương tiện tác chiến hầu hết đều mang tính tiến công rất cao. Đồng thời các khu trục hạm này đều nằm trong các Cụm không quân hải quân công kích chủ lực CVBG đi cùng với các kỳ hạm là tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tải trọng lớn.

Hệ thống kiểm soát, phòng không và phòng thủ tên lửa Aegis trên khu trục hạm USS John S. McCain (DDG-56)
Hệ thống kiểm soát, phòng không và phòng thủ tên lửa Aegis trên khu trục hạm USS John S. McCain (DDG-56) .
 

Lực lượng cụm chiến hạm phòng không là cụm hải quân phòng ngự cơ động. Đặc trưng yêu cầu nhiệm vụ là khả năng cơ động nhanh, hỏa lực phòng không mạnh và có khả năng phối hợp tác chiến được với tàu hiện đại và các chiến hạm đã cũ có trong biên chế nhưng vẫn nằm trong đội hình lực lượng. Đồng thời có thể tạo được một lá chắn dày đặc ngăn chặn tên lửa chống tàu.

Trên thế giới đã có nhiều hệ thống phòng không hùng mạnh, điển hình như hệ thống phòng thủ tên lửa chiến hạm của Mỹ Aegis. Được coi là hệ thống tên lửa hiện đại nhất. Nhưng trong thực tế chiến đấu, tính từ thời điểm năm 1972 đến nay, thì các hệ thống tên lửa phòng không Nga vẫn có uy tín lớn về độ tin cậy trong tác chiến thực tế và có giá thành phải chăng, phù hợp với những quốc gia đang phát triển, không có nhiều kinh phí. Riêng hệ thống tên lửa S-300 đã được thử nghiệm thành công tại chiến trường Kosovo – Nam Tư (đã từng bắn hạ tên lửa Tomahawk và máy bay tàng hình F-117).

Một giải pháp – dự án thiết kế phù hợp cho hải quân là dự án thiết kế tàu hộ vệ tên lửa 20380- 20385, đã được đưa vào biên chế với 6 chiếc "Stereguschiy", "Soobrazitelnyy" ,"Boykiy", "Sovershennyy", "Stoykiy" và "Gromkiy" .Thiết kế công nghệ được hoàn thiện vào năm 2001.

Chiến hạm dự án 20380 trên biển
Chiến hạm dự án 20380 trên biển.
 

Chiến hạm dự án 20380 không phải là khu trục tên lửa phòng không đa nhiệm. Dự án 20380 trên thực tế là tàu hộ vệ tên lửa phòng không ứng dụng công nghệ tàng hình stealth. Tàu có lượng giãn nước không lớn, tiêu chuẩn là 1.800 tấn (chế tạo là 2.000, 2.200, 2.220 tấn), dài 100m/116m (theo các nguồn tin khác nhau) chiều rộng là 13/14m cũng theo các nguồn khác nhau, độ cao tính từ mép nước là 11m, mực ngấn nước đầy tải là 7,8 m/7,95m ở độ cao nhất. Tàu có tốc độ max là 27 knots, tốc độ hải trình tiết kiệm là 14 knots, dự trữ hải trình 15 ngày. Thủy thủ đoàn 99 người bao gồm cả 14 sĩ quan điều khiển.

Phòng chỉ huy và điều hành tác chiến của tàu phòng không tên lửa 20380
Phòng chỉ huy và điều hành tác chiến của tàu phòng không tên lửa 20380.
 

Điểm đặc biệt nhất của thiết kế dự án 20380 – 20385 là hệ thống vũ khí khí tài 3 trong 1. Tàu có thể hiệp đồng tác chiến rất hiệu quả với khinh hạm Molnya 1241.8 do cùng được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Kh-35 với hai bệ phóng 8 ống phóng tên lửa với tầm bắn 130 km (Việt Nam đã có trong trang bị loại tàu này và đang đóng thêm 6-10 chiếc khác theo giấy phép của Nga). Riêng dự án 20385 được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu 2 x 4 ống phóng thẳng đứng UKSK (được sử dụng rộng rãi trên các chiến hạm hiện đại) "Caliber-NK" còn được gọi là Club – NK với các tên lửa chống tàu 3М-54E/3М-54E1, là những tên lửa được trang bị cho các tàu ngầm lớp Kilo 06361. Ngoài ra, tàu được trang bị 2 tổ hợp 4 ống phóng ngư lôi 330 mm loại ngư lôi "Paket-NK"

Đặc trưng của dự án 20380 – 20385 là hệ thống vũ khí phòng không, bao gồm cả vũ khí tầm xa - trung, tầm gần và cận gần. Tàu được lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không Redut với 3x 4 bệ phóng thẳng đứng tên lửa 3K96 "Redut" – Phiên bản nâng cấp của S-300 PhM. ( cơ số đạn là 12 tên lửa tầm xa 9M96E2 hoặc 48 tên lửa phòng không tầm gần 9M100 hoặc biên chế hỗn hợp – tầm xa, tầm trung và tầm gần) với 32 tên lửa vác vai Igla. Dự án 20835 được trang bị đến 4 x 4 tổ hợp phóng tên lửa 3K96 “Redut” với số lượng tên lửa lên tới 16 tên lửa 9M96E2 hoặc 64 tên lửa 9M100.

Tên lửa 9M96E2 có tầm bắn lên đến 150 km, tên lửa 9M100 có tầm bắn 10 – 15 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 tổ hợp súng phòng không tự động AK 630M cỡ nòng 30 mm, cơ số 2 x 3000 viên đạn với hệ thống điều khiển bắn quang điện tử SP-521 'Rakurs". Một khả năng tăng cường hệ thống phòng không trong tác chiến độc lập là tàu được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực MSA "Puma-02".

Chiến hạm đa nhiệm phòng không 20380
Chiến hạm đa nhiệm phòng không 20380.

Khí tài trinh sát, điều khiển hỏa lực của 20380 – 20385 cũng rất hiện đại: Hệ thống điều hành tác chiến "Sigma-20380". Đài radar "Furke-E" tọa độ 3D dải tần E sử dụng để phát hiện, nhận dạng, theo dõi và chỉ thị mục tiêu (bao gồm các mục tiêu đường không và đường biển, mục tiêu có kích thước nhỏ và độ phản xạ hiệu dụng thấp), chỉ thị mục tiêu nguy hiểm cho hệ thống phòng không, tầm xa phát hiện mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng lớn hơn 1 m2 là 150 km, tầm xa phát hiện tên lửa bay trên mặt nước biển 5m, độ phản xạ hiệu dụng 0,02 m2 là 12 – 14 km. Radar chỉ thị mục tiêu và dẫn đường tên lửa chống tàu "Monument - A". Khí tài quang điện tử radar 5P-10 "Puma 02" chỉ thị mục tiêu pháo hạm. Trong đó, hệ thống điều hành tác chiến Sirma – 20380 và tổ hợp radar “Furke – E” đóng vai trò quyết định trong phòng không, phòng thủ tên lửa.

Là kỳ hạm trong cụm chiến hạm phòng không cơ động. Tàu có nhiệm vụ đồng bộ hóa lực lượng phòng không trong cụm, đảm bảo khả năng phòng thủ trước những đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình của đối phương. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trên thực tế các chiến hạm có trong đội hình cần tăng cường năng lực phòng không bằng các tổ hợp vũ khí có khả năng tự động hóa trong phát hiện mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và khai hỏa, kết hợp giữa tên lửa tầm gần và súng tự động tốc độ cao.

(còn nữa)

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG