Bán hàng đa kênh và vai trò của thương mại điện tử

Bán hàng đa kênh và vai trò của thương mại điện tử
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSME) đang dần làm quen và áp dụng tốt mô hình bán hàng đa kênh (omni-channel), nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi “chóng mặt” của thị trường. Và trong các kênh bán hàng, thương mại điện tử (TMĐT) luôn là mặt đang được quan tâm và đầu tư nhất. Vậy, TMĐT thật sự có vai trò gì trong mô hình bán hàng đa kênh, các doanh nghiệp nhỏ sẽ được lợi gì từ đây?

TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng

Theo khảo sát tiêu dùng của Nielsen (2016), Việt Nam hiện có 93 triêu dân, với mức thu nhập và chi tiêu mua sắm hằng tháng tăng 44% và 32% theo bình quân đầu người. Điều này cho thấy, Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng cho ngành bán lẻ phát triển. Bên cạnh đó, có đến 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sản phẩm và so sánh giá trưóc khi quyết định mua hàng, và 17% trong số đó sẽ mua hàng trực tuyến (*).

Đứng trước thách thức về một thị trường năng động, đầy tiềm năng, các MSME phải linh động cải tiến cách thức kinh doanh của mình nhằm tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng. Nếu với các cửa hàng truyền thống, nhà bán hàng chỉ có thể tiếp cận một nhóm đối tượng nhất định ở khu vực đó, thì với TMĐT, họ có khả năng mở rộng kênh bán hàng của mình trên toàn quốc mà không phải tốn chi phí cho việc vận hành cửa hàng và nhân sự.

Nhưng quan trọng nhất, để vận hành thành công mô hình bán hàng đa kênh, các doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp và thống nhất giữa các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến, cập nhật thường xuyên những xu hướng bán hàng cũng như hành vi người tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các bài toán về khả năng quản lí, marketing, hậu cần, vận chuyển,… cũng cần được giải quyết.

Bán hàng đa kênh và vai trò của thương mại điện tử ảnh 1 Ông Alexandre Dardy, Giám đốc Điều hành Lazada Việt Nam phát biểu tại họp báo chương trình CÁch Mạng Mua SẮm 2017.

Hợp tác với các nền tảng TMĐT có sẵn – Lối đi mới cho các doanh nghiệp

Theo Cục TMĐT Việt Nam, hiện có hơn 200,000 doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia “sân chơi” TMĐT, và hầu hết là các MSME. Điều này cho thấy, việc phối hợp với các nền tảng TMĐT có sẵn là lối đi của hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình omni-channel.

Ông Alexandre Dardy, Giám đốc Điều hành Lazada Việt Nam nhận định, “Có nhiều cách để các MSME tham gia TMĐT, cách thông dụng nhất là tự thiết lập trang web của họ và hợp tác với các nền tảng mua sắm trực tuyến trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu tự tạo trang web, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt nhiều vấn đề về hệ thống vận hành, chiến lược quảng bá cũng như hậu cần.”

“Theo tôi, việc hợp tác với các nền tảng TMĐT có sẵn sẽ giúp các MSME tận dụng được các công cụ có ích như marketing, vận chuyển và tiếp cận được lượng lớn khách hàng có sẵn.”, ông chia sẻ thêm.

Theo công bố trong Hội nghị bán hàng thường niên của Lazada vào tháng 10 vừa qua, khi hợp tác với Lazada, trang TMĐT hàng đầu Việt Nam, các đối tác bán lẻ sẽ được giảm 50% chi phí hoa hồng, tiếp cận được với các công cụ quản lí đơn hàng, marketing và được chia sẻ những cách thức quảng bá, kinh doanh từ các chuyên gia. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong chiến lược bán hàng cũng như quảng bá sản phẩm của mình trên TMĐT, giúp thống nhất chiến lược bán hàng ở các kênh khác nhau.

Đợt 1 trong chương trình Cách mạng mua sắm 2017 của Lazada đã cho thấy kết quả kinh doanh tích cực, khi các MSME kết hợp thành công với các nền tảng TMĐT lớn trong chiến lược bán hàng đa kênh của mình. Ông Nguyễn Trung, đại diện ZOZO Shop (Hà Nội), đối tác bán lẻ ngành hàng thời trang của Lazada hào hứng chia sẻ: “Chỉ trong 3 ngày của Cách mạng mua sắm đợt đầu tiên, chúng tôi đã nhận được gần 1,500 đơn đặt hàng, tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Kết quả lần này đã vượt 220% chỉ tiêu của chúng tôi cho đợt khuyến mãi lớn này của Lazada.”

Cách mạng mua sắm của Lazada đợt 2 (11-14.12) đã chính thức diễn ra. Với những kinh nghiệm có được từ đợt khuyến mãi đầu tiên, các đối tác bán lẻ của Lazada đã có những chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp, với kì vọng doanh thu sẽ tăng cao.

Có thể nói, TMĐT có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh omni-channel của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thật sự thành công trong thị trường, mỗi doanh nghiệp phải có cho mình những chiến lược riêng, phối hợp tốt giữa các kênh bán hàng khác nhau để tiếp cận tối đa người tiêu dùng.

(*): Khảo sát của Google (2015)

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.