Bạn đọc chia sẻ, ủng hộ Bùi Kiều Nhi

Bùi Kiều Nhi thấy tâm lí thoải mái, rất biết ơn và tràn trề hi vọng
Bùi Kiều Nhi thấy tâm lí thoải mái, rất biết ơn và tràn trề hi vọng
TP - Sau khi Tiền Phong đăng bài: “Sẽ xem xét chiếu cố cho thí sinh đạt 29 điểm trượt đại học” ngày 17/9, nhiều độc giả đã gửi ý kiến bình luận, chia sẻ với mong muốn Bộ Công an nên xem xét cho em Bùi Kiều Nhi - đạt 29 điểm trong kỳ thi vừa qua nhưng không được theo học trường Học viện Chính trị Công an Nhân dân - được nhập học.

Theo đó, đa số bạn đọc cho rằng án tích của bố em Nhi xảy ra khi còn trẻ, nên rất có khả năng mẹ Nhi không biết và Nhi không biết được lý lịch bản thân của bố em là điều dễ hiểu. Do đó, việc Nhi không kê khai án tích của bố trong lý lịch không phải là lỗi của em.

Độc giả Ngô Đăng Quân đã viết: “Tôi nghĩ cháu Bùi Thị Kiều Nhi không có lỗi gì trong việc kê khai lý lịch, lỗi là do xác nhận của chính quyền địa phương; hơn nữa, bởi lỗi của bố cháu vi phạm lúc còn trẻ, (năm 1992), lúc đấy chưa lấy mẹ cháu thì ngay mẹ cháu cũng chưa chắc đã biết án tù treo của ông ấy chứ đừng nói là cháu biết. Cháu là một học sinh giỏi, xứng đáng được xem xét vào học ngành Công an nhân dân. Tôi nghĩ cháu sẽ là một nhân tài cho ngành Công an sau khi tốt nghiệp”.

Độc giả Ngọc Thìn cho rằng: “Bố cháu Bùi Kiều Nhi có chuyện với chính quyền từ khi chưa lấy vợ, nên cháu có thể chẳng biết và có thể cả mẹ cháu và gia đình, chính quyền địa phương cũng quên rồi, đó cũng là chuyện rất nhỏ (án treo). Mặt khác, bản khai có thể đã được chính quyền địa phương xác nhận là đúng trước đó. Nếu khi sơ tuyển, công an huyện trả lời không đủ điều kiện thì cháu đã đăng ký vào trường khác và đã ung dung nhập học rồi. Bộ Công an nên cần sớm xem xét tạo điều kiện cho Nhi nhập học”.

Rất nhiều bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm rằng, vi phạm của người thanh niên sau này là bố em Nhi không nghiêm trọng, chỉ là án treo, xảy ra quá lâu và nay bố em đã mất nên án tích coi như được xóa, việc Nhi không ghi vào hồ sơ lý lịch là chính xác.

 

“Trường hợp này bố của Kiều Nhi coi như đã được xóa án tích, nên Kiều Nhi không ghi vào hồ sơ lý lịch là chính xác”, độc giả Lê Kế Hùng viết.

Đồng quan điểm trên, độc giả tên Ha Huy cũng cho rằng: “Bộ Công an nên cho em Nhi đi học, vì đây không lỗi của em, và bố em bị án treo vì đi chặt gỗ mưu sinh cuộc sống...”. Cùng với đó, bạn đọc Bùi Thị Kim Liên viết: “…Trường hợp này chuyện đã xảy ra đã lâu và cũng không phải vì thế mà bắt con cái phải gánh chịu. Cháu đã nỗ lực học tập và sẽ là một công dân tốt, là người có ích cho đất nước, vì vậy, Bộ Công an hãy xem xét và giúp đỡ cháu”.

Cảm thông trước gia cảnh nghèo khó cũng như năng lực học tập khá của nữ sinh Bùi Kiều Nhi, Thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị - Bộ Công an cho biết đã nắm được thông tin và cho rằng trường hợp cháu Bùi Kiều Nhi trong diện có thể xem xét chiếu cố. Tuy nhiên, còn phải chờ báo cáo của Công an tỉnh Quảng Bình để xem việc cụ thể như thế nào và phải thẩm định sau đó mới quyết định được.

“Nếu xem xét được thì cháu sẽ được, còn không được thì chúng tôi cũng sẽ trả lời không được. Hiện cháu chưa phải nhập học ngay cho nên vẫn còn kịp, thậm chí nhập học rồi chúng tôi vẫn có thể bổ sung danh sách cho cháu” - Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn nói trước đó.  

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.