Bác sĩ, y tá học võ để tự vệ trước bệnh nhân

Bác sĩ, y tá học võ để tự vệ trước bệnh nhân
Tờ Oriental Daily tại Thượng Hải (Trung Quốc) đưa tin, hai bệnh viện Trung Sơn và Hoa Sơn tại Thượng Hải đã mời võ sư về dạy cho nhân viên các loại võ cổ truyền, taekwondo, các chiêu phòng vệ, cách sử dụng ghế và các vật dụng có sẵn khác để tự vệ trước những bệnh nhân quá khích.

Bác sĩ, y tá học võ để tự vệ trước bệnh nhân

Tờ Oriental Daily tại Thượng Hải (Trung Quốc) đưa tin, hai bệnh viện Trung Sơn và Hoa Sơn tại Thượng Hải đã mời võ sư về dạy cho nhân viên các loại võ cổ truyền, taekwondo, các chiêu phòng vệ, cách sử dụng ghế và các vật dụng có sẵn khác để tự vệ trước những bệnh nhân quá khích.

Cảnh sát giới thiệu các động tác võ phòng thân cho bác sỹ, y tá bệnh viện Hoa Sơn
Cảnh sát giới thiệu các động tác võ phòng thân cho bác sỹ, y tá bệnh viện Hoa Sơn.
Các bác sĩ, y tá chăm chú theo dõi
Các bác sĩ, y tá chăm chú theo dõi.

Kể từ sau 3 vụ tấn công nhân viên y tế làm chấn động Bắc Kinh trung tuần tháng trước, bác sĩ Trang Nhất Cường - phó tổng thư ký Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc - đã viết trên trang mạng Sina Weibo: “Mọi nhân viên y tế đều cảm thấy bất an. Chúng ta cần cả xã hội và chính phủ phải đối mặt với vấn đề này. Nếu không, ngành y Trung Quốc sẽ không có tương lai”.

Cuộc biểu tình với khoảng 300 nhân viên y tế thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang hôm 28/10 là minh chứng rõ nhất cảnh báo tình trạng bạo lực gia tăng tại ngành y tế vốn đã quá tải ở Trung Quốc.

Làm theo các động tác được hướng dẫn
Làm theo các động tác được hướng dẫn.

“Chúng tôi muốn chính phủ và ban lãnh đạo bệnh viện phải nỗ lực tối đa để bảo vệ sinh mạng các bác sĩ", những người biểu tình nhấn mạnh.

"Chúng ta phải chống lại các hành vi bạo lực”, bác sĩ và y tá mặc áo choàng trắng, đeo khẩu trang phẫu thuật xanh tụ tập bên ngoài nơi làm việc tại Ôn Lĩnh giơ cao khẩu hiệu.

Một thực tế tại các bệnh viện của Trung Quốc theo khảo sát tổng số 316 bệnh viện của Hiệp hội Bệnh viện nước này cho thấy, có đến 60% trong số đó báo cáo về việc các bác sĩ của họ từng bị bệnh nhân đánh trọng thương.

Hồi tháng trước, một bệnh nhân Lian Enqing, 33 tuổi ở tỉnh Chiết Giang đã đâm chết một bác sĩ và làm bị thương hai người khác vì không hài lòng với kết quả phẫu thuật mũi của ông.

Người nhà hung thủ khẳng định sau cuộc phẫu thuật, ông ta liên tục bị đau đầu và khó thở. Ông ta đã đến bệnh viện khiếu nại nhiều lần nhưng các bác sĩ từ chối khám và luôn nhấn mạnh cuộc phẫu thuật đã thành công.

Cuộc biểu tình đòi bảo đảm an ninh của nhân viên y tế tại thành phố Ôn Lĩnh ngày 28/10
Cuộc biểu tình đòi bảo đảm an ninh của nhân viên y tế tại thành phố Ôn Lĩnh ngày 28/10.

Đây là vụ tấn công thứ 3 chỉ trong vòng 1 tuần tại Trung Quốc làm chấn động dư luận.

Trước đó vài ngày, một người đàn ông bị biến chứng sau phẫu thuật cánh tay, nhảy khỏi tầng thượng một bệnh viện ở tỉnh Liêu Ninh sau khi đâm bác sĩ 6 phát liên tiếp.

Người nhà bệnh nhân cũng đánh hội đồng hai bác sĩ ở tỉnh Quảng Đông do nghi ngờ các bác sĩ này đã sai sót khi tác nghiệp khiến nạn nhân thiệt mạng.

Hồi tháng 3/2012, tại Bệnh viện Đại học y dược Cáp Nhĩ Tân, một bệnh nhân 17 tuổi mắc bệnh cột sống đã đâm chết bác sĩ thực tập Vương Hạo và làm ba bác sĩ khác bị thương. Hung thủ cho rằng các bác sĩ chính là thủ phạm khiến người bệnh phải chi một số tiền quá lớn để chữa bệnh nhưng không hiệu quả.

Theo T.H
Đất Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG