Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019

Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết. Ảnh: Xuân Tùng
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết. Ảnh: Xuân Tùng
TPO - 20 cá nhân, tập thể nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2019. Trong đó có bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết xung kích về huyện nghèo công tác, thực hiện hàng trăm ca mổ; Nguyễn Siêu Hạnh mang nước sạch đến hàng nghìn hộ dân vùng cao; công nhân Hoàng Trọng Khánh dạy học miễn phí cho con em lao động nghèo...
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 1 Ngày 3/1, tại Cao Bằng, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ra quân chương trình Tình nguyện mùa đông và Xuân tình nguyện năm 2020;  trao giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019. Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia được khởi xướng từ năm 2011, là hoạt động thường niên nhằm vinh danh các tập thể, cá nhân có cống hiến và thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện vì cộng đồng. Năm nay, giải thưởng tôn vinh 10 cá nhân, 10 tập thể xuất sắc nhất.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 2 Phát biểu tại chương trình, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn ghi nhận mỗi hành trình, mỗi địa chỉ tổ chức đi qua đều giúp thanh niên cảm nhận sâu sắc hơn trách nhiệm của mình với Tổ quốc, bà con nhân dân khó khăn. Đồng thời mong muốn các tấm gương, tập thể được vinh danh cần làm nhiều hơn nữa, sáng tạo, đổi mới hơn nữa trong hoạt động tình nguyện để mang lại nhiều công trình, giá trị hơn nữa đóng góp cho cộng đồng. (Trong ảnh, anh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng Nông Thanh Tùng trao giải thưởng cho các tập thể).
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 3 10 tổ chức đạt giải thưởng gồm: CLB Chia sẻ yêu thương Yên Thành, Nghệ An; CLB Cơm từ thiện Pleiku, Gia Lai; Nhóm thiện nguyện Vòng tay yêu thương, Đắk Lắk; CLB Những người bạn đường - SOS Lấp Vò, Đồng Tháp; CLB Tình nguyện Bé khỏe bé ngoan, TPHCM; Hội LHTN VN huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng; Dự án Vì trẻ em vùng cao, Thanh Hóa; Let's Do It Nghệ An, Nghệ An; CLB Thiện nguyện chuyên biệt Thiện Tâm, Đắk Nông; Dự án Sáng kiến Ung thư Muối.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 4 Buổi lễ cũng đã vinh danh các cá nhân là thủ lĩnh tình nguyện xuất sắc trong năm 2019. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm và đại diện địa phương trao giải thưởng cho các cá nhân đạt giải.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 5 Nguyễn Chiến Quyết (SN 1989) bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bắc Hà Lào Cai. Quyết là một trong bảy bác sỹ của dự án 585 đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa. Từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2019, BS Quyết tham gia  900 ca mổ chấn thương, tiêu hoá, sản khoa, trong đó có các ca mổ nặng và nguy hiểm.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 6 Nguyễn Siêu Hạnh (SN 1987) đã sáng lập CLB Hành Trình Tuổi Trẻ. Hạnh là một trong 11 người trẻ Việt Nam đã được lựa chọn vào nhóm lãnh đạo trẻ đầu tiên của Obama Foundation, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 200 nhà lãnh đạo mới nổi tiêu biểu từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. CLB tình nguyện Hành trình tuổi trẻ với mục tiêu cải thiện cuộc sống đồng bào vùng cao, thông qua kết nối cộng đồng và tạo ra giá trị bền vững cho xã hội thông qua hoạt động tình nguyện. Sau 11 năm hoạt động, đã có hơn 41.886 người thụ hưởng từ các dự án Nước sạch và Y tế của câu lạc bộ, 21 công trình nước sạch, 1.000 tình nguyện viên tham gia hoạt động. Anh còn sở hữu khu nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa Joy House tại Sapa, với định hướng kinh doanh tạo thu nhập cho người dân tộc thiểu số thông qua việc kết nối những giá trị bản địa với du khách và trích lợi nhuận vào các dự án của JOY
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 7 Lê Văn Phúc (SN 2002) đã khởi xướng CLB từ thiện Fly to Sky, thu hút nhiều học sinh cấp 3 trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia. CLB đã có nhiều hoạt động thiện nguyện. Trong năm 2019, CLB đã thực hiện thành công hơn 10 chương trình, dự án với tổng kinh phí tiền mặt (không tính hiện vật tài trợ) gần 200 triệu đồng; Hỗ trợ được gần 2000 trẻ em, hơn 2.000 phần quà, 50 suất học bổng tiền mặt, hỗ trợ được gần 50 em được tiếp cận về kỹ năng sống thông qua kiến thức. Thông qua các hoạt động, Phúc đã kết nối 200 tình nguyện viên chủ yếu là học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia hoạt động tình nguyện
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 8 Lê Anh Tuấn (SN 1997) phụ ba mẹ kinh doanh gia đình ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tuấn được gọi là “hiệp sĩ bóng đêm” vì hơn 2 năm nay đã chạy trên dưới 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí, kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện. Nhà Tuấn buôn bán rau củ quả ở chợ, cứ 3 giờ sáng Tuấn lại phải đi lấy hàng. Nhiều lần thấy tai nạn giữa khuya, nhưng chẳng ai giúp đỡ vì sợ liên lụy hoặc dàn cảnh, Tuấn luôn trăn trở về chuyện lỡ nạn nhân bị thương nặng không vào bệnh viện kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Từ đó, chiếc xe chở hàng của gia đình dần được Tuấn biến thành xe cứu thương. Ủng hộ con trai, ba mẹ Tuấn mua hẳn một chiếc xe cũ khác dành riêng cho con đi cứu nạn. Trong những chuyến xe đầu tiên, Tuấn có đăng tải thông tin người bị nạn lên mạng xã hội, nhờ mọi người chia sẻ để tìm người thân. Cũng từ đó, những chuyến xe cấp cứu miễn phí lan tỏa. Ban ngày Tuấn phụ ba mẹ buôn bán, cứ đến 7 giờ tối xong việc nhà, thì anh trực điện thoại để sẵn sàng nhận tin báo tai nạn và ứng cứu.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 9 Lê Ngọc Thường (SN 1994) Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ 25 Bình Định – Hiến máu tình nguyện. Không chỉ tham gia vận động hiến máu hiệu quả, Thường còn trực tiếp hiến máu 16 lần. Bên cạnh đó, Thường tham gia vận động và tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số; nấu và phát Cháo Yêu Thương hằng tháng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 10 Hoàng Trọng Khánh (SN 1981) Công nhân Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemi, TPHCM. Nhận thấy nơi anh sinh sống, có nhiều học sinh là con em của công nhân, ba mẹ các em lại rất vất vả mưu sinh nên không có nhiều thời gian dạy các em học tập. Từ đó, anh đã tình nguyện hỗ trợ hướng dẫn cho các bạn học sinh ôn tập kiến thức. Hằng ngày, sau giờ làm, anh đều tranh thủ trở về căn trọ của mình để dạy học. Ban đầu, khi mở lớp, lớp học chỉ có 3 học sinh tham gia học. Đối tượng là các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, học vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Các lớp học bắt đầu từ 17 giờ 30 và kết thúc vào lúc 20 giờ 30 với 02 ca. Lịch trong tuần luân phiên giữa các môn tiếng Anh, toán, lý, hóa. Dần dần, số lượng các em học sinh đến theo học ngày một đông, để đảm bảo cho các em học sinh về phương tiện và cơ sở vật chất học tập anh đã trích số tiền lương công nhân ít ỏi của mình để thuê phòng làm lớp dạy học cho các em
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 11 Đỗ Hà Cừ (SN 1984) Trưởng CLB Không Gian Đọc Hy Vọng - Thái Bình, là người bị liệt toàn thân, mọi sinh hoạt vận động khó khăn khác thường so với mọi người. Do ham mê đọc sách không được đến trường, phải tự học ở nhà. Người thấy thứ nhất và đầu tiên là mẹ. Người thầy thứ 2 là những cuốn sách. Sách đối với tôi vừa là bạn, vừa là thầy. Anh Cừ đã thành lập tủ sách cá nhân để thỏa mãn niềm đam mê đọc sách và dành cho mọi người. Bên cạnh đó, anh còn thực hiện “Dự án tủ sách giành cho người khuyết tật quản lý”. Trong năm 2019, tủ sách tại không gian đọc Hy vọng có 4.000 cuốn sách để cho độc giả mượn đọc miễn phí thường xuyên. Có tới hơn 900 độc giả đăng ký mượn thường xuyên. Hàng tuần có khoảng hơn 20 độc giả đến không gian đọc để đọc và mượn sách. Đồng thời, dự án phát triển thêm tại 8 tủ sách do người khuyết tật tại các tỉnh quản lý. Mỗi tủ sách có từ 700 đến 2500 cuốn sách
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 12 Trịnh Đình Bồng (SN 1952) là thủ lĩnh Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông Bồng đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiều hoạt động tình nguyện. Trong năm 2019, đội đã tặng 506 suất quà cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, các đối tượng bị tổn thương khó khăn cơ nhỡ. Mỗi suất ít nhất là 300.000 đồng trở lên, nhiều nhất là 6.000.000 đồng; hơn 10.000 bộ quần áo 106 chăn ấm 7 tivi, 3 xe đạp, 5 giường, 500kg gạo, 256 thùng mỳ tôm, 5 quạt điện, 5 nồi cơm điện, 6 phích nước Rạng Đông và gần 800 ngày công tu sửa nhà, làm nhà cho người nghèo, vệ sinh làm sạch môi trường... Tôn vinh 29 nhà tài trợ ủng hộ từ 5 triệu đồng trở lên, 18 nhà hảo tâm  từ 1.000.000 đồng đến dưới 5 triệu đồng.
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 13 Bùi Công Hiệp (SN 1959) sống tại quận 9, TPHCM, là cha của 88 đứa trẻ bị bỏ rơi, người đã chuyển quyền sở hữu ngôi nhà 3 tầng rộng rãi, khang trang có diện tích 2500m2 của mình (trị giá lên tới 100 tỷ đồng) cho tất cả các bé mồ côi, với mong muốn các em sẽ trở thành một gia đình lớn yêu thương và đùm bọc nhau. Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần của ông Hiệp được quận 9 TPHCM, cấp phép hoạt động từ 2010. Mái ấm có 10 bảo mẫu được ông Hiệp thuê thay nhau chăm sóc trẻ, nhưng những việc như nấu ăn, đưa đón các con đi học, lo cho các con ngủ trưa, ,…đều do ông tự tay làm.(Ảnh: Uyên Phương)
Bác sĩ thực hiện 900 ca mổ nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2019 ảnh 14 Nguyễn Trung Chắt (SN 1952) là người sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu - tỉnh Hưng Yên; Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, Hữu Lũng - huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm đã tiếp nhận hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để nuôi dưỡng, chăm sóc; tạo điều kiện học hành. Ảnh: Vũ Thơ
MỚI - NÓNG