Bác sĩ chỉ cách chăm sóc khi bé bị sốt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) hệ miễn dịch còn yếu, do đó rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đó, tình trạng sốt ở trẻ luôn là mối lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ dưới 1 tuổi bị sốt và cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?

Nhiệt độ trung bình cơ thể trẻ là từ 36.5- 37.5 độ C. Trong một ngày, thân nhiệt của trẻ có thể giảm một chút vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi đêm. Khi trẻ chạy nhảy, nô đùa thì thân nhiệt cũng có thể tăng lên. Đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải trẻ sốt.

Chúng ta chỉ xác định trẻ nhỏ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37.5 độ C. Thông thường, ngoài phần nhiệt độ tăng lên thì trẻ bị sốt sẽ xuất hiện kèm theo một số biểu hiện như: Quấy khóc, biếng ăn, uể oải... Trẻ sốt cao có thể bị nôn mửa hoặc có hiện tượng co giật do sốt làm rối loạn trung tâm điều nhiệt ở trẻ.

Một lưu ý nhỏ là cha mẹ không nên ‘tự quyết’ trẻ có bị sốt hay không bằng cách sờ tay lên trán hoặc má trẻ. Cách thăm khám chuẩn phải là đo nhiệt độ của trẻ tại nách, bẹn hoặc miệng bằng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân. Tuy nhiên, nếu dùng nhiệt kế thủy ngân thì cần cẩn thận đề phòng bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc khi bé bị sốt ảnh 1
Chúng ta chỉ xác định trẻ nhỏ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37.5 độ C.

Khi trẻ bị sốt thì cha mẹ nên làm gì?

Trước hết, cha mẹ cần bình tĩnh. Không nên quá sợ hãi cơn sốt của trẻ mà nên hiểu một nguyên tắc: Sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch chiến đấu tốt hơn với các mầm bệnh. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi khi đã xuất hiện sốt thì được xem là hiện tượng bất thường và nên đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, BS. Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long) cho biết. Cha mẹ không nên tự xử lý hạ sốt cho trẻ, đặc biệt trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Việc mà cha mẹ cần làm là hỗ trợ để trẻ cảm giác dễ chịu hơn trong quá trình chờ thăm khám bác sĩ.

Cụ thể, cha mẹ cần nới lỏng quần áo của trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi để nhiệt không tăng thêm. Khi trẻ sốt thường bị rét và phản xạ của cha mẹ là đắp chăn cho trẻ. Đây là việc làm sai lầm vì sẽ làm cho trẻ sốt thêm. Cũng có thể chườm khăn ẩm và ấm vào trán, bẹn, nách của trẻ để góp phần hạ nhiệt. Một số người có thói quen dùng khăn lạnh để chườm, nghĩ rằng điều đó sẽ giúp hạ nhiệt nhanh hơn. Đây lại là một sai lầm khác, khiến trẻ bị rét run và sốt cao hơn do bị co mạch đột ngột.

Trẻ bị sốt có nằm được phòng điều hòa không? Đây là câu hỏi của không ít bậc cha mẹ. Câu trả lời là có thể, tuy lưu ý không để nhiệt độ quá thấp. Mức nhiệt 28 độ C là hợp lý. Cũng có thể bật quạt nhẹ nhưng cần tránh luồng gió quạt trực tiếp vào trẻ.

Trong lúc thực hiện các biện pháp hạ nhiệt đó, cha mẹ lưu ý thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ.

Vì sao cha mẹ nên đưa trẻ nhỏ đang sốt đi khám bác sĩ?

Theo thống kê, có khoảng 70% ca sốt ở trẻ nhỏ là do nhiễm virus thông thường hoặc do sau tiêm chủng, mọc răng… Những trường hợp này có thể tự khỏi. Nhưng 30% có thể là do những nguyên nhân bệnh khác. Và có thể là những nguyên nhân nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết hoặc viêm rốn… Nhiều trường hợp bố mẹ tự theo dõi ở nhà vài ngày thấy con không hạ sốt mới đưa tới bệnh viện. Lúc này có thể đã muộn. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây chính là lý do các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ khi trẻ sốt nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân sốt, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.

Những cách đơn giản phòng tránh sốt cho trẻ nhỏ

Quan trọng nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng. Thức ăn phải đa dạng, cân đối, đủ chất và đảm bảo vệ sinh. Để hỗ trợ sức đề kháng, có thể cho trẻ dùng thêm Vitamin C hoặc các loại thuốc bổ đa sinh tố.

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc khi bé bị sốt ảnh 2

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng.

Có thể hạn chế việc trẻ bị sốt tối đa bằng cách ngăn ngừa việc trẻ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus. Luôn chú ý vệ sinh chân tay cho trẻ bằng xà phòng sau khi đi ngoài đường, tiếp xúc nơi đông người và trước khi ăn. Không cho trẻ vận động quá lâu ngoài trời nắng. Khi ra ngoài nắng cần đội mũ và có khăn che ở vùng gáy. Khi từ ngoài nắng vào không được tắm ngay cũng như không vào ngay phòng có máy lạnh.

Khi người thân trong gia đình có dấu hiệu mắc bệnh cảm cúm, cần phải cách ly, không nên tiếp xúc với trẻ.

Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

Tiêm phòng vaccine cho trẻ đủ và đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia.

MỚI - NÓNG
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
TPO - UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành tôm của tỉnh Cà Mau.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lập trung tâm đột quỵ chuyên sâu ở cửa ngõ Tây-Bắc TPHCM

Lập trung tâm đột quỵ chuyên sâu ở cửa ngõ Tây-Bắc TPHCM

TPO - Trung tâm điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn sẽ được hỗ trợ sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị đột quỵ. Ứng dụng Qure.AI giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng của người bệnh, cảnh báo sớm và hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định điều trị tối ưu.
Kì tích: Cứu sống khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim bằng kĩ thuật hiện đại tại Việt Nam

Kì tích: Cứu sống khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim bằng kĩ thuật hiện đại tại Việt Nam

TPO - Hành trình du lịch của du khách Malaysia S.T tại Việt Nam đã bất ngờ trở thành cuộc chạy đua với tử thần khi ông lên cơn nhồi máu cơ tim trên đường đi bộ. Sự phối hợp nhanh chóng giữa người dân, đội ngũ y tế và các chuyên gia tại Bệnh viện Bạch Mai đã giúp ông vượt qua lưỡi hái tử thần một cách ngoạn mục.
Mẹ con thai phụ nguy kịch vì u buồng trứng xoắn hiếm gặp

Mẹ con thai phụ nguy kịch vì u buồng trứng xoắn hiếm gặp

TPO - Đang mang thai ở tuần thứ 8, thai phụ N.T.B. (31 tuổi, ngụ tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) bất ngờ rơi vào tình trạng đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu. Tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị u buồng trứng xoắn hiếm gặp, đe dọa sức khỏe, sinh mệnh thai phụ và thai nhi.