Ba vấn đề khẩn cấp của vùng ĐBSCL

TP - Tại hội thảo “Hướng tới phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” diễn ra chiều 22/11 tại Cần Thơ, ông Andrew Wyatt - Quản lý Chương trình Mekong của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) nêu ra 3 vấn đề khẩn cấp chính của vùng ĐBSCL.  

Đó là việc quản lý lũ thiếu bền vững do hệ thống đê cao làm tăng các rủi ro của thiên tai; sử dụng đất thiếu bền vững liên quan đến quản lý nguồn nước ngầm và phù sa kém đã gây ra tình trạng sụt lún đồng bằng, sự kết hợp này gây ra sụt lún nhiều gấp đôi so với nguy cơ nước biển dâng; thiếu quy hoạch đầy đủ về vùng biển làm tăng các rủi ro thiên tai từ các cơn bão lớn và nước biển dâng. 

Theo ông Andrew Wyatt, việc mất vùng ngập lũ do hệ thống đê giai đoạn 2000-2011 đã làm giảm đi một nửa tổng khả năng dự trữ lũ của vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười từ 9.200 tỷ m3 xuống còn 4.700 tỷ m3, thay bằng lúa vụ ba.

Hậu quả là tăng chi phí sản xuất, thiệt hại về tài sản và tăng chi phí gia cố bảo vệ đê. Trong khi đó, thiệt hại do lũ đã tăng từ 3 triệu USD lên 11 triệu USD ở Cần Thơ từ năm 2000 đến 2011. Còn sụt lún với tốc độ 5-10cm/năm (theo các nghiên cứu năm 2014 và năm 2017). 

Ông Andrew Wyatt cho rằng có thể tránh sự gia tăng nguy cơ thiên tai nếu bảo tồn và khôi phục vùng hấp thu lũ ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng cách chuyển sang các mô hình nông nghiệp dựa vào lũ để hấp thu nước lũ và giảm sụt lún - đảm bảo nguồn nước ngầm và bồi đắp phù sa. 

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.