Bà Rịa-Vũng Tàu không yêu cầu nộp hồ sơ giấy khi nhận trợ cấp vì dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Bà Rịa-Vũng Tàu không yêu cầu nộp hồ sơ giấy khi nhận trợ cấp vì dịch COVID-19
TPO - Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị chức năng không để xảy ra tình trạng yêu cầu nộp bổ sung thêm hồ sơ giấy do trước đó người sử dụng lao động đã gửi hồ sơ trực tuyến và ký số.

Ngày 26/10, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành văn bản chấn chỉnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Theo đó, để việc giải quyết hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia kịp thời, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xử lý các hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định.

Đồng thời, chấn chỉnh kịp thời, kiên quyết không để xảy ra tình trạng yêu cầu nộp bổ sung hồ sơ giấy đối với hồ sơ trực tuyến đã được gửi và ký số của người sử dụng lao động, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo đúng quy định.

Tính đến ngày 21/10, Bà Rịa-Vũng Tàu đã hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ là 465.015 người, với hơn 1.005 tỷ đồng.

Theo quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng số dịch vụ công là 771, gồm 578 dịch vụ công cấp tỉnh, 141 dịch vụ công cấp huyện, 52 dịch vụ công cấp xã. Mức độ dịch vụ công 169 dịch vụ công mức độ 3, 602 dịch vụ công mức độ 4.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.