Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới

Không phải Bình Dương hay TP Hồ Chí Minh, địa phương được Mỹ rót vốn đầu tư nhiều nhất trong năm 2022 chính là Bà Rịa - Vũng Tàu với 45,8%. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Quantum, Murphy Oil đã ngắm đến vùng đất này để đầu tư vào các dự án lớn trong lĩnh vực logistics và dầu khí.

Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, tỏa sức hút mãnh liệt với các nhà đầu tư nước ngoài, trong những tháng cuối năm 2023, nhiều dự án trọng điểm của Việt Nam đã đi vào hoạt động tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là Cảng cạn Phú Mỹ hoạt động tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3; Tổ hợp hóa dầu Long Sơn với công suất 1,4 triệu tấn polyolefin/năm; Kho cảng khí thiên nhiên LNG lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam…

Đây đều là các dự án có mức đầu tư “khủng” cùng sức lan tỏa mạnh cho kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 1Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 2

Trạm thu phí Long Phước trên cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hướng về Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 3

Sở hữu vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ở vị trí cửa ngõ giao thương hàng hải của khu vực miền Đông Nam Bộ với cả nước, cộng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú và hệ thống hạ tầng phát triển mỗi ngày, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chỉ số tăng trưởng tốt những năm gần đây.

Đầu tháng 11 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được triển khai tích cực, đồng bộ, các nhiệm vụ phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính... đều cơ bản hoàn thành theo lộ trình, tiến độ đề ra.

Theo báo cáo, có 8/11 chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng trưởng của cả năm 2023 theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Đó là: Giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 9,73%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12,96%; doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 14,52%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 102,24%; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tăng 11,07%...

Về công tác thu hút FDI trên địa bàn, trong tháng 11, tỉnh đã cấp mới 1 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 115,68 triệu USD; lũy kế 11 tháng tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 52 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm là gần 1,4 tỷ USD, đạt 151,3% so với kế hoạch; tăng 93,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều tập đoàn nước ngoài nổi tiếng đã đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu như Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Tập đoàn Austal (Australia), Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), Tập đoàn Marubeni (Nhật), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn Vard (Na Uy)...

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 4Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 5

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Văn Danh cho hay, giai đoạn 2020-2025, tỉnh xác định phát triển kinh tế bền vững dựa vào công nghiệp, kiên trì thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng ít năng lượng; kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy mục tiêu tăng trưởng theo hướng một nền công nghiệp “xanh”.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh việc triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo quy định; hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đầu tư các dự án lớn, có sức lan tỏa mạnh, nhất là các dự án bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tỉnh chủ động gắn thu hút đầu tư với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ, liên thông” trong thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện và minh bạch.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 6

Ngoài ra, Kế hoạch hành động số 58/KH-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng xác định, đến năm 2030 sẽ đạt 43-48% tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng tốt để phục vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 7
Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 8

Nghị quyết số 24-NQ/TW về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là khu vực phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: Cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hoá dầu, du lịch biển, đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ.

Theo đó, cùng với hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics phát triển mạnh ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay đã có hơn 20 dự án kho bãi logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm đất khoảng 224 ha. Công tác quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (tổng diện tích 2.204 ha), đã hoàn thành sẽ là cơ sở pháp lý để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 9Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 10Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 11

Một góc cảng Cái Mép – Thị Vải

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, khẳng định, việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ gắn với hành lang công nghiệp - đô thị đông tây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế vùng và quốc gia.

Sự ra đời của khu thương mại tự do Cái Mép Hạ sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được các nguồn hàng hóa từ các nước khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, Cái Mép Hạ cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao sang các thị trường lớn như châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những điều kiện cần có để Việt Nam phát triển nền kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Song song với việc phát triển kinh tế biển, Bà Rịa - Vũng Tàu sẵn sàng ứng phó sự cố hàng hải. Đánh giá từ Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho thấy, do điều kiện đặc thù cảng biển Vũng Tàu là cửa ngõ phía Nam nên lưu lượng, mật độ tàu thuyền hoạt động rất lớn. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn hàng hải khi tàu thuyền hoạt động trên cảnh.

Vì thế, nhiều phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được áp dụng nghiêm ngặt như hoa tiêu, thuyền viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; các đơn vị liên quan duy trì, bảo đảm an toàn hàng hải trong khu vực và kịp thời triển khai biện pháp hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh, khai thác cảng biển của cảng vụ hàng hải và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Bến đỗ' mới của các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới ảnh 12

Đặc biệt, hàng năm, đơn vị hướng dẫn chủ tàu, doanh nghiệp cảng, tổ chức hoa tiêu… đều xây dựng “Phương án bảo đảm an toàn cho tàu container có trọng tải lớn vào, rời các cảng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải” và chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức cho tàu container có trọng tải lớn vào, rời cảng bảo đảm an toàn.

Tất cả những nỗ lực này hứa hẹn sẽ đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn về kinh tế biển, động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ nói chung.