Bà Như Loan rút vốn khỏi công ty của 'Cường Đô la'

Bà Nguyễn Thị Như Loan đăng ký bán hết cổ phần tại Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường để thu hồi dòng tiền trả nợ.

Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT chuyển nhượng toàn bộ 18,6% vốn tại Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường với giá 132 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị QCG, bà Nguyễn Thị Như Loan sẽ trực tiếp tìm kiếm đối tác và đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phần này.

Chánh Nghĩa Quốc Cường là công ty thành viên của QCG, thành lập ngày 25/9/2018 do ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la - con trai bà Loan) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Hồi tháng 3/2019, Chánh Nghĩa Quốc Cường thông báo đã nâng vốn điều lệ từ 428 tỷ đồng lên 708 tỷ đồng để đầu tư và phát triển dự án chung cư cao cấp C-Sky View tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Dự án có quy mô 1.166 căn, gồm 2 block chung cư 36 tầng, tọa lạc trên lô đất gần 8.600 m2. 

Bà Như Loan rút vốn khỏi công ty của 'Cường Đô la' ảnh 1 Phối cảnh dự án do Chánh Nghĩa Quốc Cường làm chủ đầu tư, là công ty thành viên của QCG.

Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này nửa đầu năm 2019, Quốc Cường Gia Lai đã đầu tư thêm 82,5 tỷ đồng vào công ty thành viên, nâng tổng vốn đầu tư lên 132 tỷ đồng, tương đương 18,6% vốn điều lệ Chánh Nghĩa Quốc Cường.

Bà Loan cho biết, QCG quyết định bán toàn bộ số cổ phần này vì áp lực dòng tiền để trả nợ cá nhân mà công ty đã mượn. Hiện các dự án của QCG tại TP HCM đang bị đình trệ do thủ tục pháp lý chậm trễ trong khâu giao đất và đây cũng là tình trạng chung của tất cả các dự án trên địa bàn thành phố.

Trong khi đó, nếu tiếp tục theo đuổi dự án của công ty thành viên tại Bình Dương thì QCG phải rót thêm tiền vào để thực hiện theo tỷ lệ 18,6%. Điều này sẽ làm tăng thêm áp lực về dòng tiền. Mặt khác việc vay vốn đầu tư các dự án cũng đang bị ngân hàng rà soát và thắt chặt theo lộ trình hạn chế cho vay bất động sản.

Vì vậy để tránh những áp lực tài chính trong thời gian tới, QCG sẽ tìm đối tác để bán toàn bộ số cổ phần tại Chánh Nghĩa Quốc Cường và một số cổ phần tại nhiều công ty thành viên khác để trả nợ cá nhân và tập trung vào đền bù cho dự án Phước Kiển tại Nhà Bè.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.