ASIAD 18: Những cột mốc dang dở

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời báo chí quốc tế sau khi Hà Nội được công bố là chủ nhà ASIAD 18
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời báo chí quốc tế sau khi Hà Nội được công bố là chủ nhà ASIAD 18
TP - Ngay từ khi được công bố chiến thắng cuộc đua giành quyền đăng cai tại Hà Nội, ASIAD 18 luôn bị xem là “cục nợ” của Việt Nam.

Ngày 7/6/2011, Việt Nam chính thức chạy đua giành quyền đăng cai ASIAD 18 năm 2019 với Hà Nội là ứng viên. Với kinh nghiệm tổ chức thành công SEA Games 2003, ASIAN Cup 2007 và ASIAN Indoor Games 2009, Việt Nam tự tin sẽ tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất châu lục.

Ngày 8/11/2012, Hội đồng Olympic châu Á (OCA) nhóm họp tại Macao (Trung Quốc) công bố Hà Nội chiến thắng. Đáng chú ý, trước khi diễn ra cuộc họp, Đài Loan (Trung Quốc) đã xin rút còn lại ba thành phố là Hà Nội, Surabaya (Indonesia), Dubai (UAE).

Vào phút chót trước khi bỏ phiếu, Dubai cũng rút lui và nhường vinh dự cho hai thành phố đến từ đất nước nghèo hơn. Phái đoàn Hà Nội hân hoan chiến thắng áp đảo trước Surabaya với 29 phiếu so với 14 phiếu của đối thủ đến từ đất nước vạn đảo.

Để tổ chức ASIAD thành công với gần 20 ngàn người (VĐV, quan khách quốc tế, trọng tài, phóng viên) sẽ đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ, Hà Nội phải chuẩn bị một khối lượng công việc khổng lồ. Cơ sở vật chất hiện tại của Hà Nội không thể đáp ứng cần phải nâng cấp và xây mới như làng VĐV hay các khu liên hợp thể thao cho những môn xa lạ với Việt Nam như bóng chày, khúc côn cầu, bóng bầu dục, xe đạp lòng chảo...

Phương án sẽ tổ chức một số môn tại địa phương lân cận như SEA Games 2003 được tính tới. Thậm chí, một số môn còn dự định được đưa vào Đà Nẵng và TPHCM tổ chức.

Ngày 18/3/2014, Bộ VH-TT&DL có phiên điều trần trước Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội và gây “bão“ dư luận sau đó. Bộ VH-TT&DL dự trù tổng kinh phí tổ chức vào khoảng 150 triệu USD, tức khoảng 3,2 ngàn tỷ đồng.

Giới truyền thông và chuyên gia kinh tế, thể thao nước nhà khẳng định đây là con số phi thực tế bởi Việt Nam từng chi con số tương tự để tổ chức SEA Games 22 cách đây 11 năm. Trong khi ASIAD 18 có quy mô hoành tráng hơn gấp bội, dự tính phải lên đến nhiều tỷ USD như các nước đã đăng cai trước đó, một con số bất khả thi trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.

Ngày 17/4/2014, sau một tháng lắng nghe những góp ý xác đáng, Chính phủ Việt Nam đề nghị Bộ VH-TT&DL phối hợp các bên liên quan để thông báo rút lui, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Một quyết định hợp lý và đúng đắn trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, điều từng có tiền lệ trong lịch sử khi Hàn Quốc và Singapore đã làm.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.