Anh Tuấn: ‘Tôi gặp khó khi đóng vai chính Phố trong làng’

0:00 / 0:00
0:00
Anh Tuấn cho biết vai nam chính của phim "Phố trong làng" mang đến cho anh những trải nghiệm mới và thử thách.

Khi đảm nhận vai Nam, Anh Tuấn đối diện với những ý kiến trái chiều từ khán giả. Diễn viên sinh năm 1990 cho biết anh đọc phản hồi và sẵn sàng đón nhận góp ý.

Cách thể hiện của tôi cho nhân vật chưa mềm mại

- Khi bắt đầu nhận phim "Phố trong làng", anh đánh giá nhân vật này dễ và khó thế nào?

- Khi đến thử vai và biết đây là phim do anh Mai Hiền đạo diễn, tôi đã nghĩ nhân vật lần này kiểu phản diện, gai góc. Nhưng cuối cùng không phải. Khi biết đó là vai công an, tôi cũng bất ngờ.

Sau khi đọc kịch bản, tôi lại thấy hào hứng vì màu sắc vai diễn mình chưa làm bao giờ. Tôi nghĩ vai Nam không dễ, nhưng sẽ là bước ngoặt nếu mình có thể làm tròn vai.

Cái khó nhất ở nhân vật Nam là sự biến chuyển, thay đổi tính cách dần dần. Nam ban đầu là công an hình sự, sau đó mới chuyển thành công an xã.

Tôi cũng đã nghĩ đến việc phải làm sao để khán giả quen được với sự chuyển biến ấy. Nghiêm túc quá thì không đúng, mà mềm mỏng, dân dã quá cũng không được.

Thời gian qua, tôi theo dõi bình luận từ khán giả và biết có những ý kiến trái chiều. Có lẽ cách thể hiện của tôi chưa được mềm mại, còn bị cứng, khiến khán giả chưa hài lòng.

Anh Tuấn: ‘Tôi gặp khó khi đóng vai chính Phố trong làng’ ảnh 1Anh Tuấn: ‘Tôi gặp khó khi đóng vai chính Phố trong làng’ ảnh 2

Anh Tuấn cùng bạn diễn Ngọc Anh trong phim.

- Ngoài việc bám sát kịch bản, hướng dẫn của đạo diễn, anh tìm chất liệu cho nhân vật từ đâu?

- Bố tôi trước đây là lính cứu hỏa và cũng có những người bạn là công an. Tôi được tiếp xúc với các bác, các chú từ nhỏ. Tôi nghĩ mình cũng hiểu phần nào về phong thái. Bên cạnh đó, tôi xem thêm phim của các đồng nghiệp. Mỗi người có nét diễn, thói quen riêng. Chẳng hạn anh Bảo Anh khi vào vai cảnh sát thường diễn nét "cool" ngầu đặc trưng. Những gì tôi đang làm đều có sự nghiên cứu, cân nhắc.

Thực sự Nam là màu sắc chính diện, lúc nào cũng nghiêm túc, cuộc sống lại không có sóng gió, thăng trầm, nên để tạo ấn tượng không dễ.

- Bản thân anh hài lòng bao nhiêu phần trăm với những gì đã thể hiện trên màn ảnh?

- Tôi cho rằng đã làm được 75-80% so với mong muốn.

Những gì tôi thể hiện không quá đà với nhân vật Nam. Nếu bị quá đà, người đầu tiên muốn tôi thay đổi chính là đạo diễn. Có điều khi xem phim dường như mọi người để ý quá nhiều vào ánh mắt của tôi, mặc định lúc nào Nam cũng trừng mắt, nhăn nhó. Nhưng ở giai đoạn cuối phim, Nam sẽ có sự thay đổi, vui vẻ và hài hòa hơn.

- Có ý kiến cho rằng tuyến nhân vật phụ của “Phố trong làng” ấn tượng hơn vai chính. Anh nghĩ sao về nhận xét này?

- Tôi thấy vui khi các đồng nghiệp của mình, những người cùng tôi tạo nên bộ phim, được khán giả yêu thương. Trong quá trình làm việc, tôi cũng hay “bày trò” cho các bạn ấy, nhất là hai bạn đóng cấp dưới của Nam. Vai Đông, Hoàng hay Hoài đều có màu vui vẻ, nhí nhảnh và là những tuyến sẽ góp phần mang đến tiếng cười cho khán giả.

- Đâu là cảnh quay nhớ nhất hoặc kỷ niệm khó quên đối với anh trong quá trình thực hiện phim?

- Đó là cảnh đuổi bắt ở trong rừng và tôi đã bị thương. Khi chạy trên đồi, cộng thêm đôi giày rộng, tôi bị trẹo chân liên tục. Kết quả, tôi bị rạn xương, phải bó bột và nghỉ quay khoảng chục ngày. Đó cũng là một trong những cảnh vận động mệt nhất, phải đánh nhau với nhân vật Long.

Một kỷ niệm nữa khi làm bộ phim này là thoại của nhân vật rất khó. Thời gian đầu tôi chưa quen và gặp khó. Lần đầu tiên trong sự nghiệp, ở một phân cảnh, tôi phải quay đi quay lại 35 lần, gồm cả góc máy cận và toàn, vì nhiều từ chuyên ngành. Bạn biết đấy, với những phim đặc thù, thoại phải chính xác từng chi tiết.

Nhưng bây giờ tôi học thoại rất nhanh, có ngày quay một mạch 8-9 phân đoạn. Đạo diễn cũng bất ngờ. Tôi vẫn nói vui là mình bỏ cả cơm trưa để “ăn” thoại khi đóng Phố trong làng.

Anh Tuan pho trong lang anh 3

Anh Tuấn từng tham gia nhiều phim như Những nụ hôn rực rỡ, Cả một đời ân oán, Trái tim có nắng, Gạo nếp gạo tẻ... Ảnh: NVCC.

Nhờ những thăng trầm, vấp ngã, tôi biết cách lắng nghe

- Trước "Phố trong làng", anh đảm nhận vai chính trong phim truyền hình "Trở về giữa yêu thương". Song hai tác phẩm đều chưa tạo được hiệu ứng tốt. Anh có nghĩ mình thiếu may mắn?

- Tính từ lúc tôi đóng bộ phim đầu tiên đến bây giờ cũng được khoảng 15 năm. Với tôi, mỗi cơ hội đến đều là may mắn. Đó là kinh nghiệm, kỷ niệm, những thứ mình không thể bỏ tiền ra mua được.

Quan điểm làm nghề hiện tại của tôi là nghiêm túc, luôn cố gắng, không đặt nặng làm phim này phải được giải, được chú ý.

Khi đóng Trở về giữa yêu thương, cố NSND Hoàng Dũng là người đã truyền cảm hứng cho tôi. Hai bố con không tâm sự nhiều, nhưng qua những gì bố thể hiện, tôi nhận ra tuổi nghề làm diễn viên không giới hạn. Mình có thể làm nghề đến hơi thể cuối cùng mà, chỉ cần còn tình yêu và đam mê.

Anh Tuan pho trong lang anh 4

Anh Tuấn quan niệm mỗi cơ hội đến với anh đều là may mắn. Ảnh: NVCC.

- Anh có xuất phát điểm tốt với nhiều cơ hội, dự án điện ảnh "Những nụ hôn rực rỡ" là một ví dụ. Nhưng những bước tiến sau đó lại chậm và không suôn sẻ. Đã bao giờ anh thấy tiếc nuối?

- Đúng là có những chuyện cá nhân đã xảy ra. Tôi từng nghĩ không làm phim nữa. Sau dự án Zippo, mù tạt và em, tôi định nghỉ để đi hát hoặc kinh doanh. Sau đó được rất nhiều bạn bè và anh chị em trong nghề động viên, tôi mới bắt đầu lại.

Khi bắt đầu lại, tôi cũng đối diện nhiều khó khăn. Lúc ấy tôi suy nghĩ mình sẽ phát triển thế nào, xây dựng hình ảnh ra sao hay cứ nhàng nhàng thôi.

Thú thực sau phim Cả một đời ân oán, tôi mới ổn định tư tưởng để tiếp tục đi làm phim. Có thể đó là lý do tôi đi trước nhưng lại về sau so với đồng nghiệp.

- Anh sẽ phản ứng thế nào nếu bị đặt lên bàn cân so sánh với những nam diễn viên truyền hình hiện nay?

- Tôi không sợ bị so sánh. Khi đạo diễn giao vai cho mình, tôi tin đạo diễn nhìn thấy điều gì đó có thể khai thác ở Phạm Anh Tuấn. Và tôi nghĩ mọi vai diễn đều là phép thử với mình.

Tính đến nay, tôi chưa được thử sức với hình mẫu nhân vật phản diện mưu mô. Chắc chắn rồi, tôi đang chờ đợi một kịch bản như vậy.

- Trong bài phỏng vấn gần đây, anh chia sẻ từng trải qua một tuổi trẻ ngông cuồng. Vậy Anh Tuấn của hiện tại là phiên bản như thế nào?

- Quay ngược lại khoảng 10 năm trước, khi còn hoạt động ở TP.HCM, tôi từng là diễn viên được săn đón, rồi đến lúc phải đi xin vai nhưng không ai trả lời. Có thời kỳ tôi còn bị trầm cảm vì bế tắc, stress.

Bộ phim đầu tiên tôi tham gia sau thời gian khủng hoảng là Đảo xanh - đạo diễn Thạch Thảo. Sau phim ấy, đồng nghiệp, anh chị trong nghề mới có cái nhìn khác về tôi.

Nhờ những gì xảy ra trong quá khứ, gồm cả biến cố, tôi biết cách lắng nghe, quan sát hơn. Có thể nói tôi cảm thấy may mắn vì cuộc đời đã trải qua những thăm trầm, vấp ngã.


Linh bài gốc: https://zingnews.vn/anh-tuan-toi-gap-kho-khi-dong-vai-chinh-pho-trong-lang-post1287329.html

Theo Zing
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.