Ở châu Âu chuối là một trong những loại hoa quả được ưa chuộng nhất, họ gọi chuối là “hoa quả vui vẻ” vì có tác dụng chữa bệnh trầm cảm.
Có giá trị dinh dưỡng cao, ít calo, lại có chất photpho nên chuối được xưng danh là “muối trí tuệ”, đồng thời trong chuối còn có rất nhiều protein, đường, kali, vitamin A và C.
Chuối là một trong những biện pháp dễ áp dụng hàng ngày để phòng chống các bệnh về tim mạch và tai biến mạch máu não.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết những người ăn ít thực phẩm có kali có nguy cơ bộc phát đột quỵ cao hơn 28% so với những người ăn nhiều. Kali có tác dụng giãn mạch máu, từ đó giảm thấp huyết áp. Ngoài ra, kali còn trợ giúp tẩy sạch natri trong máu vì natri sẽ làm cho huyết áp tăng cao. Nếu giảm bớt natri trong máu cũng có tác dụng trợ giúp giảm thấp huyết áp, giảm bớt nguy cơ đột quỵ.
Trong một quả chuối có khoảng 400ml kali vậy nên chuối có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống đột quỵ.
Ăn chuối rất tốt tuy nhiên khi ăn cũng cần phải lưu ý:
Không nên ăn chuối khi đói bụng: Thông tin trên Dân Trí cho hay, bệnh máu kali cao, máu kali cao có thế bắt nguồn từ việc ăn chuối khi đói bụng, do đó tim mạch và thận có thể bị tổn hại. Khi hàm lượng kali trong cơ thể đã hơi cao thì không nên ăn chuối.
Chuối chưa chín hẳn dẫn đến táo bón: Chuối chưa chín thường có vị chát, vị chát này đến từ đại lượng acid tannic ở trong chuối. Sau khi chuối chín, mặc dù đã mất hết vị chát nhưng thành phần acid tannic trong chuối vẫn còn. Acid tannic có tác dụng kết dính rất mạnh, có thể làm cho phân bị khô, cứng, từ đó gây ra táo bón.