An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi

TPO - Lúc 8 giờ ngày 4/10, Sở NN&PTNT An Giang chính thức mở cửa xả lũ đập Trà Sư ở huyện Tịnh Biên để đón phù sa từ thượng nguồn về.

Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, mặc dù đến 8 giờ ngành chức năng mới tiến hành xả lũ ở đập Trà Sư. Tuy nhiên, từ sáng sớm đã có hàng trăm người dân tụ họp về đây để chờ đợi chứng kiến cảnh xả lũ vào đồng. Ngoài ra, người dân địa phương còn chuẩn bị sẵn chài, lưới để đánh bắt cá khi lũ vào đầy đồng. 

An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 1 Quang cảnh xả đập Trà Sư 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 2 Nước từ thượng nguồn Campuchia đồ về vùng Tứ Giác Long Xuyên 

Ông Lê Văn Đổng, năm nay 77 tuổi ở ấp Trung Bắc Hưng, xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên) có mặt từ sớm để theo dõi xả đập. Ông cho biết, năm nay lũ muộn sợ không có nước về dẫn đến không có phù sa vào đồng ruộng và đặc biệt là không có cá tôm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

"Dân tụi tôi rất mừng vì xả nước vào đồng ruộng để lấy phù sa giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà vui hơn cả là cá tôm vào ruộng giúp nông dân có cuộc sống ổn định hơn", ông Đổng nói.

Còn ông Nguyễn Văn Tòng ở xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc (An Giang) có 2 ha ruộng ở cách đập Trà Sư gần 15 km nhưng ông tranh thủ vào đây xem xả lũ từ sáng sớm. Ông cho biết, năm nay lũ thấp, ít nước, nếu không xả lũ vào sẽ gây khó cho nông dân, chuột bọ hoành hành, sâu bệnh... nhưng khi có nước vào dân vô cùng phấn khởi.

An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 3 Nước cuồn cuộn chảy vào đồng 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 4 Người dân hiếu kỳ đứng xem 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 5 Người dân chài lưới bắt cá ở miệng đập .

Hiện tại các đơn vị thi công đang chặn dòng để thi công 2 cống Trà Sư và Tha La (nhằm thay thế 2 đập hơi cao su Tha La và Trà Sư) nên năm nay chỉ xả 1 đập Trà Sư nhằm chủ động lấy phù sa, tháo chua rửa phèn cho vùng tứ giác Long Xuyên.

Hiện tại, mực nước ngày 4/10 phía ngoài đập Trà sư là 3.25m, còn trong đập 2.18m.  

An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 6 Người dân chài lưới 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 7 Hàng trăm người hiếu kỳ đến xem 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 8 Người dân tranh thủ chài lưới bắt cá 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 9 Người dân đến xem 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 10 Người dân chài lưới bắt cá 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 11 Người dân bắt cá ở miệng cống Trà Sư 

Ông Lương Huy Khanh, Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, năm nay xả lũ muộn hơn năm rồi 1 tháng do lũ về chậm, trên bàn tỉnh tỉnh đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu, còn địa bàn Kiên Giang phần lớn cũng đã thu hoạch xong, chỉ còn ít chưa thu hoạch nhưng khi xả lũ không ảnh hưởng nhằm tháo chua, rủa phèn.

Sau khi xả lũ, từ 1 - 3 ngày ở bên trong đập sẽ dâng lên 20 - 40 cm, ngoài việc mang theo phù sa thì cá tôm sẽ về giúp người dân đánh bắt có cuộc sống ổn định. 

An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 12 Người dân chài lưới 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 13 Lão nông dầm mình dưới nước bắt cá 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 14 Người dân tranh thủ bắt cá 
An Giang xả lũ đón phù sa từ thượng nguồn, dân hò reo phấn khởi ảnh 15 Người dân tranh thủ nguồn cá từ bên ngoài vào để bắt     ẢNH: HÒA HỘI

Ông Nguyễn Đức Duy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng nông nghiệp  và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hai đập Tha La và Trà Sư đã vận hành suốt 20 năm nay bảo vệ 3.260 ha lúa ở vùng tứ giác Long Xuyên và giờ sắp hoàn thành sứ mệnh để chuẩn bị đưa vào đập mới thay thế.

Theo ông Duy, hai đập cao su Tha La và Trà Sư đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn khi điều kiện bất lợi nhất. Vì thế, năm 2017, Bộ NN&PTNT đã có chủ trường đầu tư xây mới 2 đập này để thay thế cho an toàn hơn với vốn đầu tư 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2021.

Tuy nhiên, ông Duy cho biết, sẽ đẩy nhanh tiến độ để phấn đấu trong năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng, đến nay đạt 70% khối lượng công trình. "Sau khi 2 cống hoàn thành sẽ vận hành chủ động tốt hơn, ngoài đảm bảo sản xuất lúa thì còn đảm bảo giao thông thủy phục vụ người dân", ông Duy nói.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.