Qua khai thác bệnh sử được biết: trước đó, bà T mua đào từ gánh hàng rong, sau khi ăn được 30 phút thì bà T bị đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục và dẫn đến mất nước trầm trọng. Người nhà đưa bà T đến viện gần nhà nhưng do bệnh cảnh quá nặng, bệnh nhân có biểu hiện sốc, tụt huyết áp và suy thận nên các bác sĩ đã chuyển tuyến bà T lên Bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Căn nguyên việc ngộ độc của bệnh nhân T chưa được xác định rõ. Tuy nhiên dựa trên bệnh cảnh của người bệnh, chúng tôi đoán có thể do một trong hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, nghi ngờ do hóa chất bảo quản. Có quá nhiều loại hóa chất hiện nay có thể bị tùy tiện sử dụng. Thứ hai, có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn). Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T đã cải thiện tốt.
Từ thực tế làm lâm sàng tại Trung tâm Chống độc, TS.BS. Trung Nguyên chia sẻ: Ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân và rải rác tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, bệnh tập trung chủ yếu vào giai đoạn nắng nóng, mùa xuân sang hè. Căn nguyên của ngộ độc thực phẩm có thể do vi sinh vật, do hóa chất, do độc tố tự nhiên, đặc biệt là do vi sinh vật chiếm nhiều nhất.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm do hóa chất có nguy cơ tăng và phức tạp dần lên do ngày càng nhiều loại hóa chất và chúng ta còn gặp nhiều vấn đề về kiểm soát trước khi thực phẩm đến bàn ăn. Người dân ăn rồi bị ngộ độc phải đi bệnh viện cấp cứu thì bác sỹ chẩn đoán cũng gặp khó khăn do việc xét nhiệm độc chất cần các máy móc chuyên dụng mà các bệnh viện lại không có (thường các máy móc này chỉ được bố trí ở các cơ sở kiểm định, viện nghiên cứu, pháp y).
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm. BS. Nguyên cho biết: Ở các nước phát triển xứ lạnh, người dân được khuyên để thức ăn ở ngoài không quá 2-3 giờ.
Còn ở nước ta trong điều kiện trời nóng như hiện nay thì thực phẩm nhanh ôi thiu là dễ hiểu. Qua nghiên cứu, các thực phẩm nhanh bị ôi thiu và dễ gây ngộ độc do vi khuẩn là các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng, sữa, giàu chất đạm, nhất là lại chế biến qua nhiều khâu, như tiết canh, lòng lợn, hải sản, canh cua, đậu phụ, patê, các thức ăn giàu chất đạm nhưng chứa nhiều nước (dạng nhão hoặc lỏng),…
Để phòng tránh ngộ độc, người dân cần ăn chín, uống sôi; chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Cố gắng tính toán nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn (vì khi ăn có lẫn thêm các vi khuẩn từ ngoài vào, việc này người dân ta không ai biết), để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.
Sức khỏe người ăn cũng quan trọng. Những người có sức đề kháng yếu (giảm miễn dịch) như đái tháo đường, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch (thuốc corticoid, thuốc chữa ung thư, các bệnh tự miễn dịch), người bị bệnh gan, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, người già, trẻ nhỏ,…thì không nên ăn sống, đặc biệt thịt, cá sống, gỏi, hải sản sống, tiết canh. Vì nếu ăn vào thì dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn thường nặng hơn và dễ tử vong hơn so với người khác.
Ăn duy nhất một quả đào, người phụ nữ sốc tụt huyết áp, suy thận
Ảnh minh họa: Internet |
TPO - Chỉ ăn một quả đào mà bà Nguyễn Thị T, 64 tuổi vừa được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận.
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Ngày xét xử tranh chấp thừa kế của NS Vũ Linh; Số phận Thảo cầm viên
TPO - Xử lý shipper, tài xế và tiếp viên xe buýt "loạn đả" trên đường; Ấn định ngày xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh; Tổ chức xe trung chuyển khách đến Bến xe Miền Đông mới;...là những tin đáng chú ý ở TPHCM trong tuần này.
Ngư dân Bình Định cứu hộ rùa biển loại nguy cấp bị dính câu, thả về đại dương
TPO - Ngày 14/12, Chi Cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định) cho biết, trong quá trình khai thác thủy sản, ngư dân của tỉnh đã cứu hộ cá thể rùa biển bị dính câu và thả về đại dương.
Hai anh em Trong - Trắng làm điều 'đen tối'
TPO - Dàn cảnh xe máy của người đi đường bị cháy, Trong và Trắng dẫn dụ nạn nhân thay phụ tùng để chiếm đoạt tiền mặt hoặc điện thoại, các đồ vật có giá trị.