Ấn Độ có tàu dành riêng cho phụ nữ

Ấn Độ có tàu dành riêng cho phụ nữ
TP - Hiện nay tại các thành phố New Delhi, Mumbai, Chennai, Kolkata (Ấn Độ) đã có tám đoàn tàu dành riêng cho phụ nữ nhằm bảo vệ họ khỏi bị quấy rối tình dục.
Ấn Độ có tàu dành riêng cho phụ nữ ảnh 1
Đoàn tàu dành riêng cho phụ nữ ở Ấn Độ

Trong 10 năm vừa qua, cùng với việc tiến hành mạnh mẽ cuộc cải cách kinh tế, mấy triệu phụ nữ Ấn Độ đã đổ về các thành phố để làm việc. Theo thống kê, trong 15 năm qua, số phụ nữ đi làm đã tăng gấp đôi. Họ đã gặp rất nhiều trở ngại trong một xã hội trọng nam, khinh nữ nặng nề như Ấn Độ,  nhưng điều khiến người ta đau đầu nhất chính là việc họ bị quấy rối tình dục trên đường đi làm.

Trên các đoàn tàu chợ vốn luôn chật ních người gồm những người đàn ông làm nghề buôn bán vặt, trộm cắp, lưu manh, ăn xin. Đám người này luôn cư xử thô bạo với những phụ nữ đi làm mà không hề thấy xấu hổ.

Một phụ nữ đã 17 năm đi làm bằng tàu phấn khởi nói với phóng viên: “Việc có những đoàn tàu dành riêng cho phụ nữ thật tốt, từ nay tôi có thể yên tâm đi tàu tới chỗ làm rồi”.

Việc phụ nữ được trao các chức vụ cao không còn là chuyện lạ ở Ấn Độ. Chủ tịch Đảng Quốc Đại Sonia Gandhi, đương kim Tổng thống Pratibha Patil, tân Ngoại trưởng và Thống đốc bang đông dân nhất nước Uttar Pradesh, đều là phụ nữ. Thế nhưng những phụ nữ lao động phổ thông vẫn bị xã hội kỳ thị.

Một người phụ trách tổ chức bảo vệ phụ nữ và trẻ em nói: “Phụ nữ Ấn Độ đi làm, có mặt tại các nơi công cộng đã phá vỡ ranh giới phân chia giới tính vốn có trước nay, dĩ nhiên sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó vấn đề hàng đầu là an toàn của người phụ nữ”.

Có tàu riêng vẫn bị quấy rối

Từ trước đến nay, phụ nữ Ấn Độ buộc phải ngồi cùng tàu xe với đàn ông. Cho đến khi vấn đề an toàn của họ trở nên nghiêm trọng, Bộ Đường sắt mới lập ra hai toa dành riêng cho phụ nữ trên mỗi đoàn tàu.

Thế nhưng, không gian riêng biệt này của phụ nữ vẫn thường bị cánh đàn ông chiếm cứ. Năm 1992, thành phố Mumbai thử nghiệm mở hai đoàn tàu dành riêng cho phụ nữ, nhưng cho đến trước khi tân Bộ trưởng Đường sắt, bà Mamata Banerjee được bổ nhiệm đầu năm nay, kế hoạch này vẫn không tiến triển được.

Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy, cùng với việc số lượng phụ nữ đi làm gia tăng, số vụ xâm hại bạo lực với phụ nữ cũng tăng lên. Trong thời gian từ 2003 – 2007, số vụ cưỡng hiếp phụ nữ tăng 30%, số vụ bắt cóc và buôn bán phụ nữ tăng trên 50%, số vụ ngược đãi và xâm hại tình dục cũng tăng mạnh. 

Ngày 19/7 năm nay, Bộ Đường sắt đã cho chạy hai đoàn tàu dành riêng cho phụ nữ ở  bang Tây Bengan rồi thêm sáu đoàn nữa. Các đoàn tàu này đều được lắp ghế mềm, có quạt điện, rộng rãi thoáng mát, khác xa những đoàn tàu chợ chật chội bẩn thỉu.

Thế nhưng, dù được sử dụng những đoàn tàu riêng này, phụ nữ vẫn chưa hết bị nguy hiểm. Vẫn có những gã đàn ông tìm cách lên những đoàn tàu này viết bậy những lời lẽ thô tục, sử dụng nhà vệ sinh phụ nữ, thậm chí tìm cách quấy rối chị em.

Lan Hương
(Theo CRI)

MỚI - NÓNG
Xót cảnh dưa hấu cho bò ăn, vứt bỏ la liệt
Xót cảnh dưa hấu cho bò ăn, vứt bỏ la liệt
TPO - Do thời tiết diễn biến bất thường năng suất dưa hấu giảm mạnh, cộng với giá chỉ còn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, người dân trồng dưa hấu ở Gia Lai đối diện với cảnh thua lỗ nặng; có hộ dân mặc ruộng dưa bò ăn, vứt bừa bãi trên ruộng.