Nước
Nếu bạn uống thiếu nước, vùng da bỏng có thể bị khô hơn. Điều này khiến cho sự lành vết thương trở nên chậm hơn, quá trình chữa bệnh dài hơn. Bởi thế hãy uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 3l) để vết thương nhanh phục hồi.
2. Tăng cường protein
Protein có chức năng tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương, duy trì đàn hồi cho da. Khi bạn ăn thiếu loại dinh dưỡng này thì các vết thương chậm lành và để lại sẹo lớn hơn. Nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, đậu phụ, cá thịt trắng.
3. Ăn nhiều carbohydrate
Carb là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nếu bạn không ăn đủ carb thì cơ thể không đủ năng lượng thực hiện các chức năng. Vì thế cơ thể sẽ phải sử dụng protein để cung cấp năng lượng. Như vậy, bạn lại thiếu protein để tái tạo tế bào, lấp đầy vết bỏng. Hãy ăn thêm các thực phẩm giàu carb là bánh mì, ngũ cốc khi bị bỏng.
4. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là thực phẩm quan trọng hỗ trợ việc tổng hợp protein. Kẽm còn giúp hình thành collagen giúp sửa chữa, tái tạo các mô ở da. Thực phẩm giàu kẽm cũng giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch nên giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng. Thực phẩm giàu kẽm là lòng đỏ trứng, cá, nấm, sò, đậu tương, ngũ cốc, hàu.
5. Vitamin C
Vitamin C là thành phần quan trọng giúp cơ thể tổng hợp collagen. Sự tổng hợp collagen sẽ hỗ trợ tái tạo vùng da bỏng và làm nhanh liền vết thương. Vitamin C còn tham gia vào quá trình hình thành bạch cầu - nhằm giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn nên hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương. Các thực phẩm giàu vitamin C là rau lá xanh, cam quýt, bưởi, khoai lang.
6. Vitamin A
Vitamin A là thành phần quan trọng giúp thúc đẩy sự tái tạo tế bào da mới do đó chúng giúp làm lành nhanh vết thương, giảm tình trạng sẹo. Vì vậy để vết bỏng nhanh liền bạn nên tích cực ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh đậm, gan động vật, bí ngô, mơ khô, cà chua…