Tiếng gọi từ vùng bão
Tìm về vùng quê Hà Tĩnh một ngày giữa tháng 10, tức đã hơn một tháng kể từ khi cơn bão số 10 đi qua nhưng trên mỗi nét mặt, trong từng câu chuyện kể của những người dân nơi đây, nỗi ám ảnh trước cơn “cuồng nộ” của thiên nhiên vẫn còn đó.
Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn sau bão, bà Từ Thị Thà (xã Kỳ Hải, thị xã Kỳ Anh) rơm rớm nước mắt: “Con trai tôi không may qua đời trong một vụ tai nạn, cháu nội sinh ra thì bị bệnh bại não, dù đã 2 tuổi nhưng chỉ biết ăn rồi nằm một chỗ. Để trang trải cuộc sống, mẹ cháu phải khăn gói ra Hà Nội làm thủ tục xuất khẩu lao động. Nhà chỉ còn 2 vợ chồng già và đứa cháu tật nguyền. Hôm bão ập đến, xã có cử người đến đưa bà cháu tôi đi sơ tán ở trường mầm non. Đến khi trở về thì nhà đã không còn lấy một viên ngói, vách tường xiêu vẹo, bà con làng xóm người gíupvật liệu, người góp công giúp bà cháu tôi sửa lại ngôi nhà, ổn định cuộc sống…”
Rời xã Kỳ Hải, chúng tôi tiếp tục tìm đến xã huyện Lộc Hà. Sự cố môi trường biển chưa được khắc phục, bão số 10 lại ập đến, khó khăn chồng chất khó khăn, danh sách những hộ gia đình cần giúp đỡ lại càng dài thêm.
Trong đó, câu chuyện của gia đình anh Lê Văn Tao (xóm Tiến Châu, xã Thạch Châu) khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa. Nhà có 5 người thì đến 4 người khuyết tật bẩm sinh: người khiếm thính, người khuyết tật vận động, người thiểu năng trí tuệ… Khi bão bất ngờ ập đến, người lành lặn duy nhất trong nhà phải tìm cách che chở cho 4 người còn lại. Ngoài gia đình anh Tao, gia đình anh Phan Trọng Chương (ngụ xóm Yến Giang, xã Hồng Lộc)cũng có hoàn cảnh tương tự, cả 4 người con khi chào đời đều không lành lặn. Các gia đình này chủ yếu sống dựa vào chế độ bảo trợ xã hội và sự đùm bọc của anh em, xóm làng.
Không chỉ mang đến vô vàn khó khăn cho người dân, thiên tai còn tàn phá hàng loạt công trình hạ tầng với con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trường học, trạm y tế, công trình dân sinh...ở nhiều nơi hư hỏng nặng nề, rất cần nguồn lực để khắc phục.
Sẻ chia gian khó
Tiếng gọi từ vùng bão đã thôi thúc nhiều tổ chức cộng đồng và các doanh nghiệp thực hiện những chương trình an sinh xã hội nhằm sẻ chia gian khó, xoa dịu những nỗi đau, trong đó có Prudential.
Vào trung tuần tháng 10, doanh nghiệp này đã tổ chức buổi thăm hỏi, trao quà tặng cho người dân các địa phương chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 10 tại tỉnh Hà Tĩnh. Dù chưa hết ám ảnh về sự tàn phá của thiên tai và những khó khăn chồng chất sau đó, những người dân vùng bão Hà Tĩnh cũng cảm thấy ấm lòng khi đón nhận những tình cảm, sự sẻ chia của doanh nghiệp. Bà Từ Thị Thà bày tỏ: “Sau bão, gia đình tôi không còn bất cứ một món đồ dùng nào. Món quà quạt điện, nồi cơm điện mà Prudential trao tận tay chúng tôi là vô cùng thiết thực, Nhưng trên hết, cách tâm tình, chia sẻ từcác anh chị đại diệncòn khiến cho chúng tôi cảm thấy mình không hề đơn độc trước thiên tai”. Thay mặt gia đình anh trai đến nhận phần quà hỗ trợ, anh Phan Văn Tình (em trai anh Phan Trọng Chương)chia sẻ, lâu nay mọi việc lớn nhỏ trong nhà anh trai, anh đều phải đứng ra lo liệu. Và mỗi lần được cộng đồng san sẻ bớt những vất vả, lo toan, anh đều thấy nhẹ nhõm hơn trong lòng. “Dẫu không ai có thể gánh vác hết những khó khăn của một gia đình khuyết tật, nhưng sự quan tâm, động viên của doanh nghiệp, của cộng đồng với riêng gia đình anh trai tôi chính là nguồn động viên to lớn cả về vật chất lẫn tinh thầncho cả đại gia đình chúng tôi”, anh Tình xúc động nói.
“Bắt tay vào khắc phục hậu quả, việc huy động xã hội hóa đóng góp của học sinh là không thểbởi bản thân mỗi gia đình người dân vùng Thượng cũng đang đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nếu như không có sự hỗ trợ của một số tổ chức, chưa biết đến bao giờ thầy trò mới có thể ổn định công tác dạy và học. Trong đó, số tiền hỗ trợ50 triệu đồng từ Prudential thực sự đã san sẻ cho nhà trường một gánh nặng nguồn lực rất lớn. Nhà trường luôn ghi nhớ, trân trọng sự chia sẻ của doanh nghiệp, từ đó thầy trò động viên nhau phải cố gắng vượt khó, dạy và học tốt hơn nữa”, hiệu trưởng trường THPT Kỳ Lâm cho biết.
Ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm xã hội của Công ty BHNT Prudential đối với vùng chịu ảnh hưởng của bão số 10, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh cũng bày tỏ: “Nằm trong tâm bão số10, trận bão có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử 30 năm qua, thị xã non trẻ đã gánh chịu thiệt hại đến gần 1.000 tỷ đồng. Cuộc sống nhân dân rơi vào khó khăn khi 17.400 nhà đồng loạt bị tốc mái, nhiều nhà bị hư hỏng không còn sử dụng được. Bởi vậy, cấp ủy và chính quyền địa phương rất cảm kích trước tấm lòng của tất cả cán bộ, nhân viên Prudential vì đã san sẻ bớt phần thu nhập để tiếp sức cho người dân vượt qua gian khó, ổn định cuộc sống sau thiên tai”.