Ai đã phá tượng Thánh Dóng?

Ai đã phá tượng Thánh Dóng?
TP - Ông Nguyễn Đắc Lộc – Nguyên Phó Ban quản lý tượng đài Thánh Dóng đã yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ tượng, nhưng không ngăn cản được việc phá hủy bức tượng như ông nói.

> Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát

Ông Nguyễn Đắc Lộc
Ông Nguyễn Đắc Lộc.

Trước khi bản gốc tượng đài Thánh Dóng (gọi tắt: tượng Thánh Dóng) bị phá, lực lượng bảo vệ và ông Nguyễn Đắc Lộc (ảnh) – Nguyên Phó Ban quản lý tượng đài Thánh Dóng đã yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ tượng. Tuy nhiên, ông Lộc đã không ngăn cản được việc phá hủy bức tượng như ông nói. 

Lúc sự việc xảy ra thì có những ai ở đó, có chính quyền địa phương hay không?

Lúc đó là buổi chiều 16-1 (23 tháng chạp), không có ai thuộc chính quyền cả. Buổi sáng, khi người ta phá hàng rào để vào khu đất thì tôi được anh em bảo vệ trên đó thông báo cho biết.

Tôi điện lên để nhắc anh em không cho phá dỡ tượng. Còn nếu người ta vào lấy đất thì cứ để họ đo đạc hiện trạng, để bàn giao cho người ta. Yêu cầu họ không được phá gì cả phải chờ tôi lên.

Đầu giờ chiều tôi lên, nhà xưởng khu vực đúc tượng đang bị người ta phá dỡ. Tôi bảo anh Tân (Hoàng Minh Tân – đại diện Ban quản lý dự án của Cty): “Riêng pho tượng thì không được động vào.

Vì nhiều lãnh đạo nhà nước, thành phố đều làm lễ ở đây trong quá trình đúc tượng”. Tôi đề nghị với anh Tân, để chúng tôi xây bệ ở khu vực bên này xong rồi rước ngài về. Nhưng hơn một tiếng sau, anh em gọi báo với tôi là họ phá tượng rồi.

Vậy ông có biết ai chỉ đạo việc phá tượng?

Tôi cũng không biết là ai. Cho nên tôi gọi điện ngay cho anh Tân là tại sao tôi vừa mới yêu cầu phải giữ nguyên tượng mà các anh lại phá? Anh Tân bảo không biết, sau đó anh ta bỏ đi luôn.

Vậy kế hoạch bàn giao khu đất (bãi đúc tượng) như ông nói là thế nào?

Kết luận của UBND huyện Sóc Sơn là ngày 15-2 -2012 chúng tôi sẽ bàn giao khu đất cho dự án của Cty. Nhưng ngay sau khi họp xong, bên anh Tân lại đòi bàn giao ngay.

Tôi nói “để ra giêng sẽ tốt hơn”. Cho nên, phải có chỉ đạo thì họ mới làm ồ ạt như vậy, phá dỡ hết hệ thống nhà xưởng, nhà đặt tượng và cả tượng đức Thánh.

Ông có thể nói rõ hơn sự việc?

Lúc đó, chỉ có đơn vị thi công mà thôi. Họ cùng với xe cẩu, ô tô san ủi suốt từ sáng cho đến chiều. Sau khi đã quây xong khu đất rồi, họ mới quay ra phá dỡ tượng.

Ngay sau đó, tôi đã cho chụp ảnh lại. Lúc đó vẫn rất đông công nhân, xe máy vẫn đang ở đó. Tôi gọi cho anh Tân thì anh ta bảo là không chỉ đạo việc đó.

Vậy khi Cty đến để thực hiện việc tiệp nhận khu đất, họ có quyết định cưỡng chế hay văn bản gì không?

Họ không có quyết định gì cả. Vì huyện cũng không có ai ký quyết định cưỡng chế. Tại cuộc họp trước đó mấy ngày, lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã thống nhất với hai bên sẽ thống nhất bàn giao mặt bằng cho Cty vào ngày 15-2 (sau Tết Nhâm Thìn).

“Tượng đang ở sân bóng”

Cuối giờ chiều qua (30-3), ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Cty đầu tư dịch vụ vui chơi thể thao giải trí Sóc Sơn đã đến làm việc với báo Tiền Phong.

Ông Tân cho biết, ông có mặt và trực tiếp chỉ đạo đơn vị thi công tiếp cận, giải tỏa khu đất, tháo dỡ tài sản và các công trình nằm trên khu đất và các mẫu tượng đài Thánh Dóng.

Ông Tân khẳng định, Cty của ông không cho người giật đổ bản gốc tượng đài Thánh Dóng. Bởi bức tượng đó hiện nay, sau khi cẩu lên, đã được mang về đặt tại sân bóng (gần UBND xã). Ông Tân hẹn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan vào một ngày gần nhất trong tuần sau.

Tuy nhiên, nhân chứng khẳng định máy móc đã giật phá đổ tượng. Còn bản Composit đang nằm ở sân bóng thì tác giả Nguyễn Kim Xuân khẳng định đó chỉ là một bản sao bị hỏng. 

Kiến nghị làm rõ vụ việc

Trao đổi với báo chí chiều qua tại buổi họp báo thông tin kỳ họp HĐND thành phố, bà Nguyễn Thị Thùy- Trưởng Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội khẳng định sẽ tiến hành kiểm tra ngay thông tin và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý việc bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá tại bãi đúc tượng đài ở chân núi Sóc Sơn...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.