Afghanistan: Nhiều gia đình phải bán con để trả nợ

Nhiều bà mẹ phải dứt ruột bán con để cứu đói.
Nhiều bà mẹ phải dứt ruột bán con để cứu đói.
TPO - Cô bé Akila không hề hay biết mình đã bị đem bán. Và cô bé cũng chẳng còn lựa chọn nào nữa khi cả gia đình cô đang đói.Gia đình Akila là một trong số hàng ngàn người đang phải vật lộn với nạn hạn hán tàn phá Afghanistan, và còn hơn cả trong thời chiến, họ đang phải ly tán gia đình nhiều hơn.

Akila đang được bán cho một người đàn ông đang sống cùng một cậu bé 10 tuổi với giá 3.000 USD. Mamareen, mẹ của Akila thậm chí sẽ không nhận được hết khoản tiền đó trong nhiều năm bởi vì người đàn ông mua bé Akila cũng nghèo. Đến giờ này người phụ nữ khốn khổ ấy mới chỉ nhận được có 70 USD.

Câu chuyện của họ chỉ là một trong nhiều câu chuyện đáng sợ từ khu vực Badghis khi nhiều gia đình phải đối mặt với những sự lựa chọn không thể tưởng tượng hòng thoát khỏi cơn đói.

Trong một trường hợp khác, một cô gái bốn tuổi đã được bán cho một người đàn ông 20 tuổi để giải quyết một khoản nợ. Mamareen, mẹ cô bé nói, việc này giống như bán một mảnh trái tim cô ấy. Cô đã mất chồng trong chiến tranh, và sau khi chạy trốn khỏi ngôi làng bị hạn hán với ba đứa con của mình, cô hiện đang sống trong một thành phố được dựng lền từ những túp lều. 

"Tôi đến đây vì nghĩ rằng mình sẽ tìm được những sự trợ giúp, nhưng tôi không nhận được gì," cô nói với CNN. "Tôi không có tiền, không có thức ăn và không có người để nương tựa. Con bé không biết rằng tôi đã bán nó. Làm sao con bé biết được? Con bé mới chỉ là một đứa trẻ. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Cho dù trong nước mắt hay tiếng cười, con bé vẫn sẽ phải đi. Ai sẽ bán một mảnh trái tim của mình trừ khi họ thực sự phải làm vậy? ”

Với lượng tuyết rơi và mưa thấp nhất trong vòng 17 năm, nạn hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm qua ở Afghanistan đang khiến lượng cây trồng vốn đã ít ỏi ở đó cháy khô, gia súc bị chết và hàng trăm ngàn người buộc phải rời bỏ trang trại của mình. 

Liên Hợp Quốc ước tính có 2 triệu người tại 20 trong số 34 tỉnh của Afghanistan đang phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng.

Trong khu vực nơi Mamareen và gia đình cô sống ít nhất 450.000 người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và lương thực.

Nếu họ không bán con, những gia đình đang đói khát sẽ phải bán vật nuôi với giá cực thấp để có thể mua thực phẩm.

Nazoo, 36 tuổi, mỗi ngày làm tám cái bánh mì hình giọt lệ và đó cũng là tất cả khẩu phần dành năm đứa con của anh để ăn với trà hoặc nước.

Chưa hết, tình cảnh của họ sẽ còn tồi tệ hơn khi phía trước là viễn cảnh của một mùa đông khắc nghiệt. 

Sultana, một phụ nữ 24 tuổi, mới đây đã phải chôn con gái út chỉ mới ba tháng tuổi của mình khi cô bé bị đông cứng đến chết trong sa mạc Afghanistan.

Người mẹ trẻ nói trong nước mắt: “Chúng tôi đến đây và ngủ ở ngoài trời mà không có gì ngoài một cái bạt trên đầu. Đầu tiên con gái tôi bị viêm phổi. Rồi con bé ra đi”.

Tháng trước, nhiệt độ ban đêm đã giảm xuống gần 0 độ.

Chris Nyamandi, người đứng đầu Hội đồng Người tị nạn Na Uy tại Afghanistan cho biết: “Chúng tôi lo sợ rằng trẻ em bị lạnh và đói sẽ bị tấn công bởi những căn bệnh mùa đông và không thể tránh khỏi tử vong. Chúng ta không thể bỏ mặc Afghanistan vào thời khắc quan trọng này. Cần phải thiết lập những nơi trú ngụ tốt hơn, cùng các kho thực phẩm đặt tại chỗ, qua đó giúp các gia đình có thể sống sót trong những tháng lạnh giá phía trước. Bất chấp mọi khó khăn, chúng ta phải đảm bảo người Afghanistan sẽ sống sót qua mùa đông nghiệt ngã này”.

Theo New York Post
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.