Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần

Chuyên gia: Với các siêu dự án lớn, trong đó có dự án điện hạt nhân trị giá hàng chục tỷ USD, nợ công của Việt Nam sẽ ở mức nào?
Chuyên gia: Với các siêu dự án lớn, trong đó có dự án điện hạt nhân trị giá hàng chục tỷ USD, nợ công của Việt Nam sẽ ở mức nào?
TP - Một người, một doanh nghiệp thiếu vốn mà vay được tiền để làm ăn là một điều không dễ, song rất nên làm nếu công chuyện làm ăn có hiệu quả. Nếu các dự án có hiệu quả, tức là sau khi hoàn thành và trừ mọi chi phí vẫn còn lời, thì vay được càng nhiều để thực hiện các dự án như vậy càng tốt.

>> Cần khôn ngoan tránh vết xe đổ của Nhật
>> Chính phủ phải giải trình đầy đủ hơn

Chuyên gia: Với các siêu dự án lớn, trong đó có dự án điện hạt nhân trị giá hàng chục tỷ USD, nợ công của Việt Nam sẽ ở mức nào?
Chuyên gia: Với các siêu dự án lớn, trong đó có dự án điện hạt nhân trị giá hàng chục tỷ USD, nợ công của Việt Nam sẽ ở mức nào? . Ảnh: Hải Hà

Tỷ lệ của tổng số tiền vay để làm một dự án trên số tiền riêng của chủ sở hữu dùng cho dự án đó được gọi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì tỷ lệ lời (hay lỗ) trên vốn của chủ sở hữu càng lớn. Nếu dự án hiệu quả, thì vay được càng nhiều càng tốt. Nếu dự án không hiệu quả (lỗ) thì chủ sở hữu có thể sạt nghiệp rất nhanh chóng hay chủ nợ có thể mất tiền vì người vay phá sản và không có gì để trả.

Nợ công thực sự ở Việt Nam là bao nhiêu? Có nhiều số liệu không nhất quán… Hãy nhớ lại kinh nghiệm của chính mình và bài học của những người khác.

Rắc rối là ở chữ “nếu”. Chúng ta chỉ biết hiệu quả của dự án sau khi dự án đã hoàn thành. Trước đó tất cả chỉ là dự đoán. Mà dự đoán rất hay bị sai. Có các dự án có hiệu quả, có các dự án không. Đấy là chuyện bình thường, là chuyện hằng ngày mà chúng ta phải đối mặt và quản lý rủi ro là câu chuyện hàng đầu của những người kinh doanh.

Đối với một nước cũng vậy. Vay được tiền để xây dựng đất nước là việc rất tốt. Song luôn phải tính đến khả năng thực của mình (kể cả khả năng quản lý, khả năng tiêu tiền) và, quan trọng nhất, là phải tiêu tiền vay một cách hiệu quả. Nếu không, sẽ đẩy đất nước vào cảnh nợ nần. Tỷ lệ nợ công trên GDP là một chỉ số tổng hợp có ý nghĩa nào đó gần giống tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ ấy càng cao, rủi ro càng lớn. Công nợ trên 40% GDP được coi là không an toàn.

Nợ công thực sự là bao nhiêu?

Nhưng nợ công thực sự ở Việt Nam là bao nhiêu? Có nhiều số liệu không nhất quán.

Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30-6-2009, nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỷ USD). Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày 20-5-2010 nói “Dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia nằm trong giới hạn an toàn” nhưng không thấy nêu con số.

Người ta nói tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.

Theo The World Factbook (tạm dịch: Sách Sự kiện Thế giới) của một tổ chức chính phủ ở Mỹ, nợ công ở Việt Nam năm 2008 ở mức 38,60% GDP nhưng năm 2009 đã tăng rất nhanh, lên mức 52,30% GDP, đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần. (Vẫn theo phân loại trong cuốn sách này, mức nợ công thấp nhất là 1,1% và mức cao nhất là 304,3% GDP; có 44 quốc gia có nợ công trên 50% GDP).

 Nếu thực hiện đầu tư các siêu dự án như hệ thống cảng biển 5 tỷ USD, điện hạt nhân hơn 10 tỷ USD, sân bay Long Thành 12 tỷ USD, 18 tuyến đường cao tốc 48 tỷ USD, đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, dự án xây dựng Thủ đô 60 tỷ USD v.v..., không biết nợ công của Việt Nam sẽ ở mức nào?

Mỹ là nước mang tiếng nợ nần nhiều nhất nhưng nợ công chỉ chiếm 39,70% GDP. Trong các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ Philippines có nợ công cao hơn Việt Nam. Tại châu Âu, Hy Lạp đã thực sự vỡ nợ và phải cầu cứu đến gói cứu trợ 120 tỷ euro của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nước thuộc Vùng Euro (Euro Zone). Cuối năm 2009, nước này có mức nợ công chiếm 108,10% GDP.

Điều đáng chú ý là nợ công của chúng ta tăng rất nhanh, trong khi hiệu quả chi tiêu, hiệu quả đầu tư không cao, nạn tham nhũng tràn lan và nạn khát đầu tư của các cơ quan nhà nước vẫn không hề dịu đi.

Minh chứng là các siêu dự án được đưa ra tới tấp như dự án đường sắt cao tốc gần 56 tỷ USD của Bộ Giao thông Vận tải đang được Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 7, xem xét, và dự án quy hoạch chung Hà Nội của Bộ Xây dựng, chỉ tính đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030, khoảng 60 tỷ USD…

Một số quan chức vẫn lạc quan, thậm chí có người còn cho rằng “nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”. Nhưng số liệu cụ thể thì không nêu, giới hạn an toàn cũng chẳng công bố. Thậm chí có người còn nói người ta nợ cả 80%-100% GDP có sao đâu (!?).

Nếu coi 40% GDP là giới hạn an toàn thì dường như chúng ta đã vượt quá rồi. Đó là chưa kể đến các khoản sẽ phải vay nếu các siêu dự án được tiến hành.

Hãy nhớ lại kinh nghiệm của chính mình và bài học của những người khác.

Từ 1993 đến 2003 chính Chính phủ Việt Nam đã phải rất vất vả để cơ cấu lại nợ nước ngoài. Đó là việc xử lý với IMF (1993); xử lý nợ chính thức qua Câu lạc bộ Paris (1993); xử lý nợ thương mại qua Câu lạc bộ Luân Đôn (1998); xử lý nợ với các nước chủ nợ song phương khác. Tổng cộng giảm được trên 11 tỷ USD nghĩa vụ nợ nước ngoài.

Hãy ngó tình hình bất ổn của Hy Lạp không biết bao nhiêu năm nữa mới thoát được ra.

Sẽ chẳng ai xóa nợ cho con cháu chúng ta; và con cháu chúng ta cũng chẳng cần phải làm vậy nếu chúng ta, thế hệ hiện tại hành động có trách nhiệm hơn.

MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ảnh chụp từ video clip

Bạn đọc lên án bảo mẫu 'phù thủy' hành hạ trẻ

TPO - Sau khi đăng tải video clip quay cảnh bảo mẫu Trần Thị Phụng đạp chân lên người, giật tóc, hắt nước vào mặt cháu Hồ Thị Thúy Ngân, nhiều đọc giả không cầm được nước mắt, đồng thời phẫn nộ, lên án hành vi phi nhân tính của bảo mẫu ở Bình Dương.
Kinh doanh với một triệu đồng

Kinh doanh với một triệu đồng

TPO - Báo Tiền Phong mở diễn đàn Kinh doanh với một triệu đồng, nơi bạn đọc chia sẻ ý tưởng, đam mê kinh doanh hoặc câu chuyện thực tế liên quan đến khởi nghiệp từ số vốn rất ít. Bạn đọc có thể bình luận, phản hồi trực tiếp trên diễn đàn hoặc gửi thư chia sẻ ý tưởng về email thegioitre@tienphong.vn.
Ì ạch bước vào đời

Ì ạch bước vào đời

TPO - Thời xưa, người lính khoác ba lô rất nặng ra chiến trường để đảm bảo cho chiến thắng và bảo vệ được sinh mạng mình. Thời nay, lẽ nào học sinh phải “hành quân” tới trường như các chú bộ đội thời chiến với chiếc ba lô đầy sách, nặng tới mức vẹo cả lưng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Không nên bỏ HĐND quận, huyện, phường

TP - Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã dành cho PV Tiền Phong cuộc trao đổi xung quanh chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.
Duy lý và duy tình

Duy lý và duy tình

TPO - Xử lý vụ việc nào đó, dân Việt có thói quen duy tình, phương Tây thường dựa vào duy lý. Duy lý hay duy tình, cái nào lợi hơn. Quả thật khó nói, nhưng trong vụ việc tràn dầu của BP ở bên Mỹ và đầu độc sông Thị Vải của Vedan ở Việt Nam thì lý đã thắng tình.
Báo chí và phản biện

Báo chí và phản biện

TP - Báo chí là một trong những kênh phản biện xã hội hữu hiệu nhất. Từ phản biện có lẽ có xuất xứ từ các ý kiến nhận xét (khen, chê hoặc góp ý) của những người được yêu cầu (họ được gọi là các nhà phản biện) để đọc và cho ý kiến nhận xét về một luận văn nào đó.
Cháu bé bị hành hạ man rợ: Bạn đọc phẫn nộ!

Cháu bé bị hành hạ man rợ: Bạn đọc phẫn nộ!

TPO - Ngay sau khi Tiền Phong Online đưa tin về vụ việc cháu bé bị hành hạ dã man như thời trung cổ, hàng trăm bạn đọc đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ về hành vi dã man của hai vợ chồng chủ trại tôm và đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương.
'Khai đao…trảm ấn'

'Khai đao…trảm ấn'

TPO - Ở đâu trên thế giới này cũng vậy, phàm đã là người, hầu hết ai cũng muốn quyền cao chức trọng. Quan chức thường đi theo bổng lộc, giầu sang phú quí suốt một đời người, “một người làm quan, cả họ được nhờ”.