9 điều thú vị về cá ngựa đối với sức khỏe

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Cá ngựa được xem là hải sản quí giúp cho "niềm vui nhân đôi". Dưới đây là 9 điều về công dụng của cá ngựa có thể bạn chưa biết:

1. Cá ngựa còn gọi là hải mã, thường sống ở các vùng ven biển, gần bờ nơi có hàm lượng muối cao và nước trong. Có thể xem cá ngựa là một loại thủy sinh đặc biệt. Sống dưới nước, là cá nhưng đầu giống đầu ngựa, không có vây, đuôi thon và uốn cong về phía trước. Cá ngựa có đôi mắt rất cao để có thể quan sát con mồi mà không cần di chuyển.

2. Điều thú vị là cá ngựa đực là động vật duy nhất “mang thai thay vợ” trong bụng mình nhưng sau khi sinh cũng sẵn sàng ăn luôn những đứa con mà chính mình mang nặng đẻ đau. Tuy vậy, cả cá ngựa đực và cá ngựa cái đã mang lại niềm vui lớn cho con người, để hạnh phúc “nhân đôi” không chỉ riêng phái “mày râu”.

3. Theo Tây y, ở cá ngựa có chất DHA giúp cho việc sinh sản tinh trùng. Theo đông y, loài vật này có vị ngọt, tính ấm, bổ thận tráng dương, giải độc. Bởi vậy, cá ngựa có thể hỗ trợ cải thiện “tinh binh”, chữa chứng di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm ở nam và chứng yếu sinh lý, lãnh cảm, không tự tin về hoạt động tình dục, hiếm muộn ở nữ.

4. Ngoài ra, cá ngựa có các gene chống khối u, các chất có khả năng giải độc. Đặc biệt, còn có một enzym sinh tổng hợp chất prostaglandin đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch.

5. Bên cạnh đó, cá ngựa còn trị đau lưng, mụn nhọt, lở loét, gân cá ngựa còn dùng để trị bệnh đau tim.

6. Khi mua cá ngựa nên chọn loại to, còn nguyên đầu đuôi và có màu nâu tro. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, thường dùng một cặp cả cá ngựa đực và cá ngựa cái.

7. Nếu ngâm rượu cá ngựa, nên chọn một cặp, ngâm kèm đại hồi, dâm dương hoắc, khởi tử, quả câu kỷ tử vào rượu trắng, sau một tháng có thể dùng.

8. Nếu dùng dạng bột, bẻ con cá ngựa khô thành từng miếng nhỏ, sao vàng cho thơm. Mang tán bột mịn. Ngày dùng ba lần, mỗi lần 1-3g, sử dụng trước bữa ăn.

9 điều thú vị về cá ngựa đối với sức khỏe ảnh 1

9. Món ăn phổ biến là cá ngựa hầm gà trống: Gà làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng. Cá ngựa, tôm nõn rửa sạch ngâm nước sôi 10 phút. Cho cả ba thứ vào nồi hầm nhừ. Món này bổ thận tráng dương. Ngoài ra kho cá ngựa vơí củ súng cũng sẽ được một món ăn có tính bổ thận cao.

Lưu ý khi chế rượu cá ngựa

Cá ngựa tươi 100g, ngâm trong cồn dược dụng 60-700 trong 3 tháng (tỷ lệ phần cá ngựa, 5-8 phần cồn). Nếu ngâm cá ngựa khô thì sau khi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, cắt nhỏ, tán bột thô rồi tiến hành ngâm như trên. Nhưng độ rượu lần đầu chỉ cần 35-400 và thời gian ngâm giữa các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày).

Các vị thuốc Ba kích, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, đan sâm, mỗi vị 100g. Ngưu tất, dâm dương hoắc, huyết giác mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 6g ngâm trong rượu 35-400, lần đầu ngâm trong 30 ngày, lần thứ hai 21 ngày và lần ba 15 ngày. Chiết rượu ngâm cá ngựa hòa với dịch chiết thuốc ngâm của các vị thuốc trên. Việc phối hợp giữa hai loại rượu có thể theo tỷ lệ 1:1 nghĩa là một rượu cá ngựa, một rượu thuốc. Tùy theo khẩu vị có thể pha thêm ít đường kính cho dễ uống.

Không nên cho tỷ lệ rượu cá ngựa quá nhiều để tránh rượu bị kết tủa. Có thể dùng rượu cá ngựa vào các buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 30-50ml. Với phụ nữ không uống được rượu mỗi lần uống có thể từ 10-20ml.


Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG