Một nghiên cứu mới nhất từ ĐH Duy Tân cho thấy trong năm 2019, tổng số công bố có địa chỉ từ Việt Nam đã đạt 12.307 công bố các loại.
Phân tích rộng hơn cho thấy hiện có tất cả 256 ĐH, trường ĐH, học viện, trường cao đẳng, viện nghiên cứu của Việt Nam có đào tạo ĐH và sau ĐH có công bố quốc tế trong năm 2019. Tuy nhiên, có một sự chênh lệch đáng kể khi 50 đơn vị đầu tiên có số lượng công bố (10,673 bài) đã chiếm 95.9% của tất cả các đơn vị còn lại.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2019 Việt Nam có số bài công bố quốc tế tăng gần 6,5 lần so với năm 2009 (1.764 công bố); tăng hơn 1,3 lần so với năm 2018 (8.759 công bố).
Ông Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT thì thông tin riêng năm 2019, công bố quốc tế của ngành Giáo dục đạt 85% tổng số công bố quốc tế của cả nước. Tương ứng với số lượng sản phẩm khoa học công nghệ mà cơ sở GDĐH đóng góp cho tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia ngày càng lớn, số lượng các nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng.
Còn theo kết quả chính thức do QS (Một tổ chức xếp hạng giáo dục của Anh) công bố tại Hội thảo QS APPLE Conference 2019 tại Nhật Bản, Việt Nam có 8 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 của bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á của QS năm 2020.
Tổ chức này xếp hạng các ĐH dựa trên 10 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); Tỉ lệ giảng viên/sinh viên (15%); Tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỉ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Tỉ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỉ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%).
Như vậy, để có một vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế, giáo dục ĐH Việt Nam không thể không có công bố các bài báo khoa học.
Giáo dục ĐH Việt Nam muốn phát triển, nâng cao chất lượng không thể tách rời nghiên cứu khoa học.
Dự thảo của Thông tư "Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập" vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến góp ý có một điểm mới đáng chú ý. Đó là giảng viên ĐH hạng I phải có ít nhất 6 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN.
Đây thực sự là sức ép, là áp lực rất lớn đối với đội ngũ giảng viên hiện nay. Tuy nhiên, không thể không làm.
Tạo điều kiện để bước ra sân chơi quốc tế
Trao đổi về vấn đề này Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ GD&ĐT chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để các trường ĐH chủ động lựa chọn và tham gia các Bảng xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng ĐH quốc tế có uy tín phù hợp với chiến lược phát triển của mình để qua đó đối sánh và nhận diện thương hiệu, đồng thời nhằm tăng vị thế và uy tín của các cơ sở GD&ĐH của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Trong Chương trình khoa học giáo dục 2016-2020, Bộ GD&ĐT cũng đã đặt hàng nhiệm vụ Nghiên cứu mô hình trường ĐH đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (“đại học 4.0”); trong đó, cũng đặt mục tiêu xây dựng các luận cứ, luận chứng khoa học để đề xuất, tìm ra các giải pháp nâng cao vị trí GDĐH Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế một cách thực chất, từ đó tác động lại nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng cho biết thêm, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng kế hoạch để tổng kết việc thực hiện các mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Đề án nâng cao chất lượng GDĐH giai đoạn 2019-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu: Có ít nhất 2 cơ sở GDĐH được xếp hạng trong số 100 trường ĐH tốt nhất Châu Á, 10 cơ sở GDĐH được xếp hạng trong số 400 trường ĐH tốt nhất Châu Á, 4 cơ sở GDĐH được xếp hạng trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, cùng với sự nỗ lực của ngành Giáo dục trong việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, cộng với những cố gắng của nhiều cơ sở GDĐH uy tín, thời gian tới việc có thêm nhiều cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế uy tín là hoàn toàn khả thi.
85% công bố quốc tế tại Việt Nam là của ngành giáo dục
TPO - Riêng năm 2019, công bố quốc tế của ngành Giáo dục đạt 85% tổng số công bố quốc tế của cả nước.
MỚI - NÓNG
Những 'người lái đò' giỏi chuyên môn, nhiệt huyết phong trào
TPO - Trong các thầy, cô giáo được tôn vinh ở giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP. Đà Nẵng năm 2024, có nhiều tấm gương vừa xuất sắc trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học; vừa là cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt huyết.
Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk
TPO - Ngày 17/11, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và tổng kết đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 1.200 hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (đề án 766).
Nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 25
TPO - Ngô Xuân Mai (THPT Tứ Kỳ, Hải Dương) là nữ sinh đầu tiên đoạt vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25. Xuân Mai đã có trận đấu xuất sắc khi liên tục dẫn đầu đoàn đua và giành chiến thắng với số điểm cao.