Cháo rau cần. Rau cần tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy, là món ăn tốt cho người bệnh gút giai đoạn cấp tính. Lấy 1 nắm rau cần, nguyên rễ rau. Sau đó rửa sạch thái nhỏ. Cho rau, gạo tẻ và nước vào nồi ninh nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho vừa miệng. Ảnh: amthucgiadinh
Khoai tây trộn. Khoai tây là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin nên rất tốt cho người bị gút. Khoai tây rán vàng rồi trộn với xì dầu, chút muối và gia vị, ăn trong ngày. Món ăn này dùng rất tốt trong trường hợp bệnh gút tái phát đau trở lại. Ảnh: phunutoday
Bắp cải xào. Đây không chỉ là món ăn thanh đạm, nhiều vitamin mà còn rất thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố bệnh gút. Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ để ráo nước. Đun nóng dầu trong chảo thì cho bắp cải vào xào. Thêm chút gừng đập dập và nêm gia vị vừa ăn. Bắp cải chín mềm là có thể dùng được. Ảnh: bestslim
Măng sợi xào. Món ăn này có thể dùng thường xuyên và dùng khi bệnh gút chưa phát tác. Măng tre rửa sạch, chẻ thành sợi nhỏ. Sau đó đun sôi dầu thực vật rồi cho măng vào xào chín. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Ảnh: yduocdoisong
Canh củ cải cũng có thể dùng hàng ngày khi bệnh gút chưa phát. Củ cải cải rửa sạch, thái sợi. Cho củ cải vào xào với dầu thực vật, cho thêm bá tử nhân và nước. Đun hỗn hợp đến chin, cho gia vị vừa ăn. Ảnh: giamcan
Cà tím luộc. Cà tím là thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. Cà tím rửa sạch, ngâm lại với chút muối, sau đó luộc chín và thái thành miếng. Cho cà vào cái đĩa rộng lòng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, chút muối và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật. Ảnh: khampha