5.000 năm trước đã có người đồng tính

5.000 năm trước đã có người đồng tính
Các nhà khảo cổ học tại Cộng hòa Czech đã phát hiện một bộ hài cốt có niên đại 5.000 năm là thi thể người đàn ông nhưng lại được an táng theo nghi thức thường được áp dụng cho phụ nữ thời kỳ đồ đá.

5.000 năm trước đã có người đồng tính

Các nhà khảo cổ học tại Cộng hòa Czech đã phát hiện một bộ hài cốt có niên đại 5.000 năm là thi thể người đàn ông nhưng lại được an táng theo nghi thức thường được áp dụng cho phụ nữ thời kỳ đồ đá.

Giáo sư Kamila Vesinova, người dẫn đầu nhóm khai quật, tin rằng người thượng cổ này là một người đồng tính.

Hình vẽ trên bia mộ của cặp đôi đồng tính nam ở Ai Cập
Hình vẽ trên bia mộ của cặp đôi đồng tính nam ở Ai Cập.

Mâu thuẫn thú vị

Nhiều người, kể cả một số nhà khoa học vẫn cho rằng, hiện tượng “đồng tính” là một sản phẩm của nền văn minh hiện đại với xu hướng ngày càng lan tràn. Vậy thì trong quá trình xã hội loài người phát triển từ thủa xa xưa có như vậy không? Phải đến tận năm 2011, các nhà khảo cổ CH Czech mới có thể trả lời rằng “Có”.

Tờ Pravda dẫn lời Giáo sư Kamila Vesinova thuộc hội khảo cổ CH Czech, người dẫn đầu nhóm khai quật cho biết: “Ngôi mộ mà đội khai quật tìm thấy rất khác thường. Vào thời đó, tức thời đồ đá (từ 2500 đến 2900 trước Công nguyên), trong nền văn hóa đồ gốm ở Bắc Âu có những quy định nghiêm ngặt về việc an táng.

Theo lý giải của Giáo sư Kamila Vesinova thì từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ và nghi thức: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp, thành lập và cuối cùng là thành ma.

Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về với cát bụi. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai táng người chết cũng khác nhau.

Trong nghi thức mai táng thời kỳ đó ở Bắc Âu, nếu là nam, thi hài bao giờ cũng đặt ở bên phải, mặt quay về hướng tây, còn bên trái chôn theo công cụ lao động, săn bắt, vũ khí (như búa, dao đá), cùng vài phần thức ăn và nước uống.

Nếu là nữ, thi hài nằm bên trái, mặt quay về hướng đông, đồ tuỳ táng là đồ trang sức vòng cổ, vòng tai, cũng như những chiếc bình và ấm hình quả trứng đặt gần chân họ. Nghi thức an táng như thế là bất di bất dịch, không được phạm hoặc thay đổi với bất cứ lý do nào.

Đằng này, ở ngôi mộ tìm thấy, cách đặt thi hài là ở bên trái, nhưng mặt lại quay về phía tây, các đồ chôn theo lẫn lộn của cả nam và nữ, nhất là vài chiếc bình đựng dụng cụ gia đình.

Ban đầu, nhóm khảo cổ của Giáo sư Kamila Vesinova đã đưa ra giả định, bộ xương phát hiện đó là của một pháp sư song những đồ tùy táng lại mâu thuẫn với giả định này. Vì vậy bộ xương ấy chỉ có thể thuộc về một người thuộc giới tính thứ ba, với cách sinh hoạt, thói quen… chứng tỏ đó là một người đàn ông độc thân, có tính cách của phụ nữ - một người đàn ông đồng tính hoặc đã chuyển đổi giới tính.

Trong cuộc họp báo ngày 5-4-2011, đại diện nhóm khảo cổ Giáo sư Kamila Vesinova nhận định đây là một trong những trường hợp người đồng tính hoặc thuộc thế giới thứ 3 sớm nhất được phát hiện tại Cộng hòa Czech.

Ngôi mộ cổ của một người đàn ông có giới tính bất thường được khai quật gần Prague, CH Czech
Ngôi mộ cổ của một người đàn ông có giới tính bất thường được khai quật gần Prague, CH Czech.

Bí ẩn lịch sử

Năm 1964, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng lịch sử cho thấy cặp đôi đồng tính nam đầu tiên xuất hiện từ năm 2400 trước Công nguyên. Đó là hai người thợ làm móng tay cho hoàng gia Ai Cập có tên là Niankhkhnum và Khnumhotep. Khi chết, họ đã được chôn cất cùng một chỗ như hai vợ chồng.

Khi phát hiện ra ngôi mộ này, lúc đầu các nhà khoa học đã đặt ra nghi vấn phải chăng đây là anh em sinh đôi được chôn cùng nhau? Họ đã tạm gọi ngôi mộ này là “Ngôi mộ anh em” nhưng càng nghiên cứu, họ càng thấy rằng những hình ảnh trong ngôi mộ này (vẽ hai người đàn ông) giống với những hình ảnh vẽ hai vợ chồng hơn là hai anh em.

Điều đáng ngạc nhiên là Niankhkhnum có vợ. Một số hình ảnh về vợ của Niankhkhnum đã được vẽ trên mộ nhưng rồi đã bị xóa đi không rõ lý do và một số bức khác thì Khnumhotep đã được vẽ ở vị trí người vợ. Tên của Niankhkhnum và Khnumhotep cũng được viết cạnh nhau (chữ tượng hình) với ý nghĩa “ở bên nhau cả khi sống lẫn khi chết”.

Các nhà khoa học cho rằng đây thực sự là một điều ngạc nhiên và có lẽ là một bí mật hoàng gia được giấu kín. Vào thời đó, chỉ có các Pharaon và những người thân trong hoàng gia mới được xây lăng mộ, do vậy chắc chắn Niankhkhnum (và có thể cả Khnumhotep) có quan hệ thân thích với hoàng gia.

Cũng theo các nhà khoa học, từ “gay” hay “đồng tính” tới năm 1920 mới xuất hiện mang ý nghĩa quan hệ đồng giới và trước đó các mối quan hệ dạng này hầu như không thấy nhắc tới trong lịch sử.

Nếu đúng như vậy thì việc kết luận đồng tính là một sản phẩm của nền văn minh hiện đại là hoàn toàn sai lầm bởi vì nó đã xuất hiện từ thời cổ đại.

Đồng tính luyến ái, cùng với song tính và dị tính, là một trong ba dạng thiên hướng tình dục chính nằm trên thang thiên hướng tình dục trong khi vô tính đôi khi được coi là dạng thiên hướng tình dục thứ tư.

Theo khoa học, không thể chọn lựa thiên hướng tình dục mà nó chịu tác động phức tạp bởi các yếu tố bẩm sinh và môi trường. Đồng tính luyến ái là một ví dụ cho thấy sự đa dạng của thiên hướng tình dục ở loài người và nó không phải là nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng tâm lý xấu.

Và cho đến nay vẫn có rất nhiều nghiên cứu nhằm mục đích trả lời câu hỏi đồng tính từ đâu đến, xuất hiện từ khi nào?

Theo Quỳnh My
Dailymail, Wikipedia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.