Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội thảo tham vấn về chiến lược giáo dục ĐH, do Ngân hàng thế giới, Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay 29/3, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới, nhiều yếu tố sẽ tác động đến hệ thống GDĐH, đỏi hỏi những đổi mới sâu sắc và toàn diện.
Trong đó có phát triển nền kinh tế trí thức và năng lực cạnh tranh để có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới khi Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng trong chuỗi sản xuất toàn cầu đòi hỏi hệ thống GDĐH có khả năng cung cấp một lực lượng lao động chất lượng cao cho thị trường lao động;
Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc về cơ cấu ngành/nghề lao động và những yêu cầu mới về năng lực và kỹ năng của người học;
Sự phát triển của nhiều công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ tạo ra những thay đổi căn bản về mô hình đào tạo và phương thức dạy và học (sự phát triển của đào tạo mở trực tuyến với các trường đại học ảo và các khóa học trực tuyến mở);
Tự do chuyển dịch lao động xuyên quốc gia tạo ra sự cạnh tranh về cung nguồn nhân lực bậc cao, trước hết trong ASEAN. Đồng thời, tự do thương mại dịch vụ GDĐH toàn cầu tạo ra cạnh tranh giữa các trường đại học trong và ngoài nước trong thu hút sinh viên.
“Trước những thách thức này, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã lựa chọn và tạo điều kiện cho một số chuyên gia uy tín, các nhà thực tiễn và nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng Khung đề cương Chiến lược và tiến hành một số khảo sát đánh giá về quản trị đại học, cơ chế phân bổ tài chính và đầu tư và cơ chế đối tác công tư trong GD&ĐH. Các nghiên cứu thực chứng sẽ giúp cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.