5 ‘siêu' ban Hà Nội gần 1.000 cán bộ: Sáp nhập cơ học khó giảm bộ máy

5 "siêu" ban QLDA của Hà Nội có gần 1.000 cán bộ (ảnh Minh Lộc)
5 "siêu" ban QLDA của Hà Nội có gần 1.000 cán bộ (ảnh Minh Lộc)
TPO - Từ thực trạng 5 ‘siêu” ban Quản lý dự án (QLDA) của Hà Nội có gần 1.000 cán bộ dẫn đến tình trạng người nhiều hơn so với khối lượng công việc, một số ý kiến cho rằng, việc sáp nhập cơ học khó giảm bộ máy nếu như không đi liền với đó là tinh giảm nhân sự.

PGS.TS Ngô Thành Can, phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia) cho rằng, việc hợp nhất các sở, ngành, các ban quản lý dự án như Hà Nội đang làm là cần thiết bởi bộ máy hành chính hiện nay quá cồng kềnh. “Việc Hà Nội sáp nhập, sắp xếp trên cơ sở 26 ban QLDA thuộc UBND và các sở ngành thành 5 ban QLDA chuyên ngành cũng là điều cần thiết và đúng đắn”, ông Can nói.

5 ‘siêu' ban Hà Nội gần 1.000 cán bộ: Sáp nhập cơ học khó giảm bộ máy ảnh 1 5 "siêu" ban QLDA của Hà Nội có gần 1.000 cán bộ (ảnh Minh Lộc)

TS Can cho rằng, việc sắp xếp hay sáp nhập nhiều ban dự án nếu thực hiện thành công sẽ được người dân ủng hộ, bởi nó mang hơi thở cuộc sống, thu gọn, giảm sự cồng kềnh của bộ máy hành chính hiện nay. Hợp nhất còn giúp tiết kiệm ngân sách, giảm các thủ tục hành chính, nhân sự, cấp trung gian để quá trình xử lý sự việc nhanh hơn.

Tuy nhiên, theo TS. Can đi liền với việc sắp xếp, sáp nhập các ban này phải thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nếu chỉ sáp nhập theo cơ học thì bộ máy khó giảm. Thậm chí sẽ dẫn đến nhiều tồn tại, hình thức, bởi đơn giản giảm xuống còn 5 ban nhưng quỹ lương vẫn như thế thì gọi là chưa triệt để. Hoặc bỏ bớt đi thì phải để tăng lương hoặc đảm bảo đủ lương chi trả cho những người còn lại.

TS. Can phân tích, khi sắp xếp các ban lại cần gắn với kế hoạch tinh giản số lượng cán bộ, nhân viên: "Việc tinh giảm biên chế và cơ cấu bộ máy nhân sự khi sắp xếp là phải triệt để. Nếu chỉ nói căn cứ số lượng người hưởng lương ngân sách, biên chế hằng năm sẽ thực hiện đúng các quy định về biên chế công chức theo số lượng được giao thì rất khó", ông Can phân tích.

Cùng quan điểm, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, sắp xếp, giảm các ban QLDA này không nên làm một cách cơ học. Có nghĩa là các ban QLDA chuyên ngành của thành phố Hà Nội không nên bê nguyên trạng tổ chức bộ máy, nhân sự, công việc… của 26 ban trước đây.

“Nếu như 5 ban này thành lập nguyên trạng của 26 ban trước đây và bê nguyên cả bộ máy, biên chế con người thì bộ máy sẽ không giảm được. Nó chỉ giảm về hình thức từ 26 xuống 5 ban mà thôi”, ông Tiến phân tích.

MỚI - NÓNG