5 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn xin việc

0:00 / 0:00
0:00
Rất nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy thiếu tự tin vì không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đa số nhà tuyển dụng không e ngại sinh viên mới ra trường mà điều họ quan tâm nhất là tư duy, thái độ và kỹ năng mà ứng viên sở hữu. Nếu bạn đang là ứng viên “mới toanh” thì cũng đừng nên quá lo lắng, chỉ cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt là đã có nhiều cơ hội vào vòng tiếp theo. Nhưng, trước tiên là bạn nên tránh mắc phải 5 lỗi sau đây trong cuộc phỏng vấn.

Coi thường tầm quan trọng của vẻ ngoài

Vẻ bề ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong công việc mặc dù nó không được nhắc đến trong các tin đăng tuyển trên các trang web tuyển dụng việc nhanh. Vẻ bề ngoài ở đây bao gồm ngoại hình, phong thái và đặc biệt nhất là sự phù hợp trong tác phong của ứng viên với công việc, với môi trường văn hóa doanh nghiệp…

5 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn xin việc ảnh 1

Một số ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp chưa ý thức rõ tầm quan trọng của vẻ ngoài trong tuyển dụng nên họ chuẩn bị khá sơ sài khi đến phỏng vấn. Đây là một lỗi sai lớn bạn cần tránh. Thực tế, nhà tuyển dụng ngầm quan sát ứng viên từng chi tiết nhỏ và cho điểm ngay trong cuộc phỏng vấn.

Để tránh mắc lỗi này, trước khi đến gặp gỡ nhà tuyển dụng, bạn nên tìm hiểu về văn hóa, đồng phục (nếu có) và phong cách ăn mặc phù hợp với đặc tính công việc đó. Chính điều này giúp bạn tự chọn trang phục, phụ kiện, kiểu tóc… phù hợp và làm cho mình trở nên chỉn chu nhất. Bên cạnh đó quan trọng không kém là phong thái tự tin bình tĩnh. Tất cả yếu tố này giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của một ứng viên tiềm năng.

Thiếu kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đóng góp rất lớn cho sự thành công trong công việc của bạn. Giao tiếp trong phỏng vấn bao gồm kỹ năng lắng nghe, trả lời câu hỏi, chia sẻ và nắm bắt tâm lí đối phương để đưa ra những quan điểm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn chính là người thích hợp nhất cho vị trí họ đang cần.

5 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn xin việc ảnh 2

Tuy nhiên, một số ứng viên là chưa nhận thức rõ hoặc còn yếu về kĩ năng giao tiếp thường sinh viên mới ra trường mắc các lỗi như rụt rè, thụ động, dùng tiếng địa phương, nói quá nhỏ hoặc quá to, cười đùa, đưa ra câu trả lời thiếu thuyết phục… Nhận biết điều này sẽ giúp bạn chú ý kỹ năng giao tiếp khi tham gia cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

Khoe nhiều thành tích học tập

Có thể ứng viên là một sinh viên ưu tú, đạt nhiều thành tích xuất sắc và “hào quang” đó đang còn trong tâm trí nên có xu hướng khoe ra để chiếm ưu thế. Đây là một lỗi sai phổ biến của ứng viên mới tốt nghiệp. Thực tế, đối với nhà tuyển dụng những thành tích đó không nói lên điều gì cả. Họ đang “cho điểm” ứng viên dựa trên chính thể hiện của từng người dựa trên nhiều yếu tố như học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, thái độ…

Thay vì khoe khoang, bạn nên tập trung thể hiện ưu điểm của bản thân như năng lực đảm nhận công việc, tính kiên trì, làm việc có mục tiêu…

Không đặt câu hỏi

Thông thường trong bất kì cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng cũng dành một khoảng thời gian ngắn cho ứng viên đặt câu hỏi thắc mắc. Đây là cơ hội để ứng viên nêu ra những câu hỏi chất lượng và bày tỏ quan điểm cá nhân, tìm hiểu thêm về công ty. Việc đặt câu hỏi còn thể hiện được tư duy của bản thân cùng với kỹ năng giao tiếp, phản hồi, đàm phán… Tuy nhiên vì e ngại hoặc vì không nghĩ ra được câu hỏi mà một số ứng viên lại từ chối đi cơ hội tuyệt vời này.

Việc từ chối đặt câu hỏi chỉ cho thấy rằng ứng viên thụ động, thiếu sự thấu đáo và thiếu tự tin. Để tránh được lỗi này, trước khi tham dự cuộc phỏng vấn bạn nên nghiên cứu và đặt ra 2-3 câu hỏi hay nhất nhằm đối thoại với nhà tuyển dụng khi được yêu cầu.

“Quá ngây thơ”

Sau hết một lỗi phổ biến nữa là ứng viên quá “ngây thơ”. Phỏng vấn viên là người làm việc lâu năm trong nghề, có đủ trình độ và kỹ năng tuyển dụng, nắm bắt ứng viên. Tuy nhiên một số ứng viên còn quá hồn nhiên khi vẫn thể hiện phong cách của một sinh viên, chưa thể hiện được sự chín chắn, trưởng thành và chuyên nghiệp. Chẳng hạn như khi được yêu cầu danh sách người tham khảo, một số bạn còn nêu tên bạn bè, thầy cô, anh em họ hàng…; khi được hỏi về mục tiêu ước mơ, ứng viên lại đưa ra các mong muốn quá cao so với thực tế…

Với lỗi này bạn nên nhận thức được để tránh mắc phải. Bạn cần ý thức rằng khi quyết định ứng tuyển đi làm là lúc mình đã trưởng thành, độc lập và thực tế. Có như vậy bạn mới thuyết phục nhà tuyển dụng đặt niềm tin nơi bạn.

Cánh cửa cơ hội luôn chào đón sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên bạn cần phải học hỏi và rèn luyện rất nhiều về cả chuyên môn, kỹ năng và tư duy thì mới có thể trở nên chuyên nghiệp. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn rút ra được bài học cho mình và chuẩn bị thật chu đáo trong hành trình chinh phục nhà tuyển dụng.

MỚI - NÓNG