Con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Số tiền bảo hiểm y tế Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm (160.000.000 USD năm 2013). Vì thế, theo các chuyên gia về ung thư, những giải pháp dự phòng và tầm soát ung thư sớm ở Việt Nam rất cần thiết đẩy mạnh trong thời gian tới.
PGS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học dự phòng nói: “Xu hướng các can thiệp dự phòng ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào các yếu tố: Kiến thức về gen của con người và công nghệ sinh học trong xử lý và điều chỉnh các gen gây ung thư. Yếu tố thứ hai sẽ nhấn mạnh vào công tác tầm soát phát hiện sớm và một xu hướng mới đang được quan tâm tại các nước đang phát triển là bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt hoạt chất Sulforaphane, có tác dụng tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các độc tố”. TS.BS Rudy Simons, chuyên gia công nghệ y học đến từ tập đoàn Frutarom Thụy Sỹ cho hay, bình thường hệ thống thải độc cơ thể mới chỉ hoạt động khoảng 40% công suất, trong khi độc tố thì ngày càng nhiều từ các nguồn nên việc thúc đẩy và kích hoạt hệ thống thải độc hoạt động tối đa là một việc làm rất quan trọng.