Sở Y tế Hà Nội nhận định, vẫn còn nhiều cơ sở bán thức ăn có nguy cơ lây truyền dịch tả cao. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên, kể cả ngoài giờ hành chính, sẽ được các đoàn thanh tra tăng cường để nâng cao ý thức của người dân về VSATTP.
TS Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân tiêu chảy nhập viện đang có xu hướng giảm dần.
Từ đỉnh điểm là đầu tháng 4 có những ngày xấp xỉ 100 bệnh nhân nhập viện, trong ba ngày qua, trung bình chỉ còn có 5 - 10 bệnh nhân nhập viện.
30 cơ sở bị đình chỉ và tạm đình chỉ Quận Tây Hồ: Nhà hàng Trần Mục 348 Âu Cơ, Anh Tú xịn - đường Âu Cơ; Cơm bình dân của bà Nguyễn Thị Thanh và Bún cua - đậu của bà Nguyễn Thị Thuỷ trong chợ Bưởi. Quận Ba Đình: Phở cuốn Hương Mai 25 Ngũ Xã, Phở cuốn Vinh Phong 40 Ngũ Xã, Hàng ăn của bà Nguyễn Thị Loan 75 Hồ Trúc Bạch. Quận Hoàn Kiếm: Cơm bình dân 32 Bảo Linh; Bún nem số 1 Hàng Mành; Mỳ vằn thắn 22 Hàng Phèn, Phở 32 Bát Đàn, Nhà hàng lòng lợn 20 Hai Bà Trưng, Bún miến 60 Bát Sứ. Quận Hai Bà Trưng: Nàng ăn 72 Trần Xuân Soạn, Bún ngõ 3 Lê Văn Hưu; Cơm gia đình 222 Nguyễn An Ninh, Hàng ăn của chủ cơ sở Nguyễn Thanh Vân đường Minh Khai. Quận Hoàng Mai: Quán ăn ngon bán cơm bình dân trong bến xe Giáp Bát ; 2 quán cơm bình dân và lẩu mắm Cần Thơ trong bến xe tải Thịnh Liệt; Phở bò ki-ốt 85 Nguyễn An Ninh. Quận Cầu Giấy: Thịt chó Sơn Hải 369 Nguyễn Khang, Thịt chó Lá Cọ 373 Nguyễn Khang, Trứng vịt lộn trước nhà 45/255 Cầu Giấy. Quận Long Biên: Bia hơi Thanh Hùng 233 Ngô Gia Tự, Bún ngan cửa nhà 36 ngõ 366 Ngọc Lâm. Huyện Từ Liêm: Cơm bình dân ở cổng trường ĐH Công nghiệp. Huyện Gia Lâm: Nhà hàng Kinh Đức, thị trấn Trâu Quỳ. Huyện Sóc Sơn: Chợ thị trấn Sóc Sơn. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội) |