200 chuyên gia quốc tế đến Việt Nam trao đổi bí quyết sản xuất dầu gạo

Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế 2018 diễn ra tại Việt Nam thu hút hàng trăm chuyên gia hàng đầu trên thế giới về dầu gạo
Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế 2018 diễn ra tại Việt Nam thu hút hàng trăm chuyên gia hàng đầu trên thế giới về dầu gạo
Ngoài 5 nước thành viên, Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế (ICRBO) 2018 do Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế (IARBO) tổ chức còn quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành trên toàn thế giới. Tổng cộng sẽ có hơn 200 đại diện đến từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục đến Hà Nội tham gia hội nghị vào cuối tháng 5 này.

Nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp dầu gạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Dầu gạo với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được người Nhật vinh danh là “dầu của trái tim” đã thu hút hàng trăm tập đoàn dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm khắp thế giới đầu tư nghiên cứu. Trong đó, mục tiêu hàng đầu được giới chuyên môn đặt ra là bảo toàn tối đa những dưỡng chất quý giá khi trích ly dầu gạo.

Hàng loạt nghiên cứu cho biết sử dụng dầu gạo hàng ngày sẽ giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Đây là một trong số ít loại dầu ăn có được tỷ lệ cân bằng vàng giữa các loại axit béo, giàu dưỡng chất Gamma-Oryzanol có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E. 

Hiện nay, hơn 40% bữa trưa của các trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản đều sử dụng dầu gạo theo chỉ định của Bộ Y tế Nhật. Ở Mỹ, dầu gạo cũng được Hội Tim mạch (AHA) nước này khuyến cáo là một loại dầu ăn tốt cho sức khỏe.

Do có hương vị thanh nhẹ, dầu gạo có thể dùng chế biến cho tất cả món ăn (chiên, xào, trộn salad, pha chế nước sốt…). Đặc biệt, dầu gạo có khả năng chịu nhiệt lên đến 250 độ C nên vẫn không làm biến chất thành phần dinh dưỡng của thức ăn khi chiên xào.

200 chuyên gia quốc tế đến Việt Nam trao đổi bí quyết sản xuất dầu gạo ảnh 1 Dầu gạo ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe

Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng dầu gạo đã bắt đầu nở rộ vài năm gần đây bởi những lợi ích thiết thực của sản phẩm. Mặt khác, với lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có và nhân công tại chỗ, ngành công nghiệp dầu gạo Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển.

Sắp tới, Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội sẽ tiếp tục mở ra cơ hội để Việt Nam phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp dầu gạo. Tại sự kiện, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp sẽ cập nhật những thành tựu nghiên cứu, sản xuất dầu gạo mới nhất, cũng như tháo gỡ bài toán tiếp thị dầu gạo ra toàn cầu. Năm nay sự kiện có sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo lớn nhất thế giới như: Hiệp hội Chiết tách Dung môi Ấn Độ (SEA), Tập đoàn Thực phẩm Tsuno, Tập đoàn Oryza (Nhật Bản), Tập đoàn Wilmar (tại các nước Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc), Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc (Trung Quốc), Tổ chức Dược điển Hoa Kỳ (USP)…

200 chuyên gia quốc tế đến Việt Nam trao đổi bí quyết sản xuất dầu gạo ảnh 2 Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế 2018 (ICRBO) lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế 2018 (ICRBO) lần thứ 5 với chủ đề “Dầu Gạo - Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới” sẽ được tổ chức tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội từ ngày 23/5 - 25/5/2018

Thành lập vào năm 2013, Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ với 5 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của IARBO là kết nối các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ dầu gạo trên thế giới.

Tại hội nghị năm nay, lần đầu tiên IARBO tổ chức cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo với tổng giá trị giải thưởng lên tới 21.000 USD cho sinh viên các nước.

Ngoài các báo cáo chuyên sâu, hội nghị còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm giá trị gia tăng của gạo và cám gạo.

Mọi thông tin chi tiết xem tại http://icrbo2018.org.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.