14 dự án quan trọng của nhà thầu Nhật Bản JTC tại Việt Nam

Một trong những công trình mà JTC tham gia tư vấn ở nước ngoài, theo công bố của công ty.
Một trong những công trình mà JTC tham gia tư vấn ở nước ngoài, theo công bố của công ty.
JTC - đơn vị vừa thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam, đã có mặt từ năm 1993 và tham gia nhiều dự án có nguồn vốn ODA từ Nhật Bản.

Từ cuối tuần trước, báo chí nước ngoài đưa tin Công ty tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt Nam 80 triệu yen (16 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành) để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. 

Theo lời khai của Chủ tịch JTC, công ty này đưa tiền "lại quả" cho quan chức 3 nước, trong đó có Việt Nam từ năm 2008 đến 2013.

JTC đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và tham gia hơn chục dự án khác nhau liên quan đến đường sắt. Khách hàng của JTC tại Việt Nam chủ yếu là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một số đơn vị khác.

14 dự án quan trọng của nhà thầu Nhật Bản JTC tại Việt Nam ảnh 1

Chú thích:*L: Lên kế hoạch, Kế hoạch tổng thể, Nghiên cứu tiền khả thi*N: Nghiên cứu khả thi*T: Thiết kế*G: Giám sát*ĐSVN: Đường sắt Việt Nam*UBND TP HCM: Ủy ban Nhân dân TP HCM

Ngoài các dự án trên, JTC còn tham gia nhiều liên danh tư vấn khác trong một số dự án có vốn ODA Nhật Bản như tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu...

Trên website của mình, JTC cho biết Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty Đường sắt là một trong những khách hàng lớn của công ty. Ngoài các dự án tại Việt Nam, Công ty tư vấn JTC còn có mặt ở hơn chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Indonesia, Uzbekistan, Thái Lan, Sri Lanka, Ảrập Xêút, Philippines, Đài Loan, Bolivia, Ukraine, Romania...

Công ty JTC thành lập từ năm 1958 khi công việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Tokaido Shinkansen của Nhật ở giai đoạn đầu. Đến những năm 1990, công ty bắt đầu nhận thầu các công trình ở nước ngoài. Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này đã tham gia gần 20 dự án vay vốn ODA có tổng trị giá khoảng 25 tỷ yen Nhật.

Bê bối của JTC bị phanh phui khi cơ quan thuế Nhật Bản phát hiện công ty che giấu khoản chi trị giá 100 triệu yen và ra quyết định phạt đơn vị này 40 triệu yen. Điều tra tiếp theo cho thấy JTC còn che giấu thêm khoản chi 30 triệu yen nữa. Theo lời khai của ông Chủ tịch, các khoản chi này được dùng để "lại quả" các quan chức nước ngoài.

Theo những người có liên quan, 4 dự án mà họ trả tiền lại quả ở 3 nước Indonesia, Uzbekistan và Việt Nam đều vay bằng yen Nhật và JTC nhận thầu trong vai trò người đứng đầu liên danh tư vấn.

Với hành vi này, JTC có thể sẽ bị khởi tố với cáo buộc vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có điều khoản nghiêm cấm các công ty hối lộ quan chức chính phủ nước ngoài.

"Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ cân nhắc nhiều cách khác để có thể làm việc mà không cần đến những khoản thanh toán như thế này", một quan chức của JTC nói với tờ Yomiuri Shimbun của Nhật sau khi vụ việc được phanh phui. Tuy nhiên, vị này vẫn tỏ ra băn khoăn về các khoản tiền lại quả mà công ty đã chi cho quan chức nước ngoài: "Chúng tôi cũng không biết thực sự những khoản tiền này sẽ được trả cho ai", ông nói.

Theo Thanh Bình

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.