12 dự án thua lỗ là bài học đau xót cho doanh nghiệp nhà nước

Một trong 12 dự án thua lỗ ngành công thương
Một trong 12 dự án thua lỗ ngành công thương
TPO -  Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, qua xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương cho thấy việc quản trị đầu tư các dự án là rất quan trọng, là bài học kinh nghiệm đau xót cho tất cả các DNNN.

Sáng 21/11, phát biểu tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho rằng, sinh lời, bảo toàn, phát triển vốn là mục tiêu tiêu rất quan trọng trong hoạt động của các DNNN.

Theo ông, kinh nghiệm qua xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương cho thấy việc quản trị đầu tư các dự án là rất quan trọng, là bài học kinh nghiệm đau xót cho tất cả các DNNN. Trong đó, cần phải làm chặt ngay từ khâu lập dự án, đầu tư ban đầu cho đến khâu cuối cùng. “Nếu để dự án kéo dài, chậm tiến độ thì sẽ đội vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án ngay”, ông An nói.

Cũng đề cập đến vấn đề này, Bí thư Đảng ủy Khối các DN Trung ương Phạm Viết Thanh cho rằng, công tác kiểm toán nội bộ ở các DNNN là rất quan trọng, chứ nếu để kiểm toán, thanh tra, điều tra vào cuộc thì để lại hậu quả lớn.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, công tác kiểm soát nội bộ ở các DNNN hiện nay rất hạn chế, thậm chí có nơi còn tê liệt. “Phải tăng cường thể chế kiểm soát nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm ngay từ đầu. Chứ để vi phạm kéo dài, đến lúc thanh tra, kiểm toán, điều tra vào thì hậu quả rất nặng nề”, ông Thanh cảnh báo.

12 dự án thua lỗ là bài học đau xót cho doanh nghiệp nhà nước ảnh 1 Các đại biểu tham dự Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN

Trước đó, báo cáo việc xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết,  dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương thuộc chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chính phủ, bao gồm 12 dự án với tổng mức đầu tư ban đầu là 43.673,55 tỷ đồng, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 63.610,96 tỷ đồng (trong đó, cơ cấu vốn chủ sở hữu/ vốn vay là 14.350,04 tỷ đồng/47.451,24 tỷ đồng).

Đến ngày 31/8/2018, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng lợi nhuận ước đạt 146,827 tỷ đồng; Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận ước đạt 686 tỷ đồng), 4 dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn.

3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền; 2 dự án còn lại là Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước đã chuẩn bị xong phương án khởi động lại nhà máy.

Đối với 3 dự án xây dựng dở dang, thuộc 12 dự án thua lỗ, đến nay, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho; Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không muốn tiếp tục triển khai Dự án; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC…

MỚI - NÓNG