1001 thắc mắc: Vì sao gọi chim cắt là 'Chiến đấu cơ có lông'?

TPO - Sở hữu tốc độ lên đến 322 km/giờ, chim Cắt lớn chính là loài động vật nhanh nhất hành tinh. Xem cách loài chim này ra đòn chớp nhoáng trên không, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”.

Chim Cắt lớn (Falco peregrinus) là một thành viên thuộc chi Cắt, có thể tìm thấy gần như mọi nơi trên thế giới, thậm chí là cả những lãnh nguyên Bắc Cực, trong đó tập trung đông đảo nhất ở Bắc Mỹ. Trên thực tế, không phải đại bàng hay báo săn, mà chính chim Cắt lớn là sinh vật nhanh nhất hành tinh. Theo các chuyên gia, loài chim này đạt tốc động cao nhất ở những cú liệng xuống dưới, mà theo ước tính là hơn 322 km/giờ.

Về đặc điểm hình thái, chim Cắt lớn có chiều dài cơ thể khi trưởng thành nằm trong khoảng 34-58 cm, với sải cánh từ 74-120 cm. Chim Cắt lớn đực có cân nặng đạt đến 750 gam, trong khi đó chim cái thường lớn hơn 30% con đực về kích thước.

Giống như những loài chim ăn thịt khác, chim Cắt lớn sở hữu đến 3 mi mắt. Trong đó, 2 mi mắt để đóng mở mắt và mi mắt cuối cùng chỉ chuyên làm nhiệm vụ chớp mắt, để giữ cho mắt đủ ẩm và loại bỏ bụi bẩn. Điều đặc biệt là mi mắt thứ 3 này có khả năng nhìn xuyên thấu, do đó chim cắt hoàn toàn có thể quan sát trong khi mi mắt này đóng lại.

Sở hữu cơ thể có kích thước tương đối cùng tốc độ tấn công siêu hạng, bất kỳ loài chim vừa và nhỏ nào cũng có thể trở thành bữa ăn của sát thủ này. Thậm chí, chim Cắt lớn đôi khi còn săn bắt cả các loài động vật có vú hay bò sát nhỏ.

Mặt trái của việc bay ở tốc độ cao là áp lực không khí sẽ rất lớn. Vì vậy chim Cắt lớn sở hữu một vách ở hốc mũi để làm chậm tốc độ dòng khí đi vào phổi. Ở các máy bay phản lực chúng ta cũng có thể trông thấy một bộ phận có nguyên lý tương tự.

Khả năng săn mồi của chim Cắt lớn được thể hiện rõ nhất khi mục tiêu của nó là một con chim đang bay trên không. Theo đó, với cú lao cực nhanh, chim Cắt lớn sẽ khiến con mồi phải nhận một lực như “trời giáng”.

1001 thắc mắc: Vì sao gọi chim cắt là 'Chiến đấu cơ có lông'? ảnh 1 Chim Cắt lớn sở hữu mi mắt thứ 3 có thể nhìn xuyên thấu chuyên chỉ để chớp mắt.

Cần lưu ý là chim Cắt lớn sẽ va chạm với con mồi bằng 8 chiếc móng vuốt sắc như dao cạo của mình. Thông thường, đòn tấn công sẽ khiến con mồi choáng váng và chết sau khi rơi xuống đất. Trong trường hợp con mồi vẫn sống sót qua đòn phủ đầu này, chim Cắt lớn sẽ sử dụng một vũ khí bí mật được gọi là “răng kết liễu”, thực chất là phần ngạnh trên mỏ, để cắn xuyên qua cổ của nạn nhân.

Chim Cắt lớn là loài rất chung thủy.

Là một sát thủ máu lạnh nhưng chim Cắt lớn lại là loài rất chung thủy. Theo đó, sau khi thành thục về sinh dục (thường mất khoảng 1 năm), chim trống và chim mái sẽ bắt cặp rồi sống với nhau trọn đời, trong một tổ được làm trong hốc ở mép vách đá.

Dưới ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT trong nông nghiệp, chim Cắt lớn đã trở thành loài nguy cấp trong một thời gian dài. May mắn là từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, DDT đã bị cấm sử dụng giúp số lượng của chim Cắt lớn được phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nỗ lực của những tổ chức bảo vệ động vật trên khắp thế giới.

Top 10 “ông vua” tốc độ trong thế giới loài chim

1. Chim cắt lớn – 389km/h.
2. Đại bàng vàng – 321km/h.
3. Chim cắt Bắc Cực – 209km/h.
4. Yến đuôi nhọn họng trắng – 169km/h.
5. Chim cắt Trung Quốc – 161km/h.
6. Chim Cốc biển – 153km/h.
7. Ngỗng Spur Winged – 142km/h.
8. Vịt cát ngực đỏ Bắc Cực – 130km/h.
9. Chim hải âu đầu xám – 127km/h.
10. Vịt lặn vai buồm – 117km/h.

Chim cắt - Chiến đấu cơ có lông. Clip nguồn youtube

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.