Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa, giống như đường đặc, có vị ngọt. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt.
Một đàn ong hoặc tổ ong bao gồm một ong chúa, hàng trăm con ong mật đực, và hàng ngàn con ong thợ – là những con ong cái vô sinh, có nhiệm vụ lấy mật ở hoa, tạo sáp, xây dựng tổ và làm mật để nuôi sống những con ong khác.
Những chú ong mật sử dụng mật hoa để tạo ra mật. Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình.
Loài ong có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để dựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.
Các chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà.
Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hoa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản vì thế nó sẽ vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ.
Những chú ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa.
Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong một vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật.
Cần phải bay hết 88.000km và dùng đến hết 2 triệu bông hoa để tạo ra 500g mật ong. Một tổ ong bình thường có thể tạo ra 27-45kg một năm.
Nếu ong chúa là nhà “vô địch” về đẻ, thì ong thợ lại là những con ong vô địch về sự tạo ra những giọt mật thơm ngon. Mỗi đàn ong trong một vụ hoa khoảng 3 tháng có thể sản xuất ra vài tạ mật.
Để có 100 gram mật ong, một con ong phải bay một quãng đường là 46.000 km, bằng với khoảng cách của 1 vòng trái đất. Một con ong có thể thụ phấn cho 7000 cây trong 1 ngày.
Một con ong có thể mang được 40 -50 mg mật ong trong dạ dày của mình, nhưng 70% mật được tiêu thụ trên 3 km của chuyến bay để bù đắp năng lượng trong cơ thể con ong. Đó là lý do tại sao đặt ong ở gần cây nguồn mật. Để có 1 muỗng mật ong (30gram) thì 200 con ong phải đi lấy mật cả ngày. Và lưu trữ mật ong trong 75 lổ tổ thì cần phải có 1 gram sáp ong.
Nếu đàn ong nặng 3 kg thì chỉ có 40-50% con ong tham gia đi lấy mật. Trong một lần đi lấy mật, thì số lượng ong này lấy được 500 gram mật ong về tổ. Số ong còn lại thì bận rộn với việc nuôi ấu trùng, xây tổ, chế biến mật ong và những công việc khác trong tố.
Một “nàng” ong chúa từ lúc sinh ra cho đến khi chết, mỗi ngày đều phải “sản xuất” ra 700-800 quả trứng.
Ấu trùng của ong chúa tăng kích thước đến 3.000 lần trong thời gian 5 ngày phát triển của nó, còn ở ong thợ là 1.500 lần.
Lỗ tổ có hình dạng hình học hợp lý nhất trong tự nhiên. Lổ tổ có độ chính xác đáng kinh ngạc: các góc của lổ tổ là 109028’. 100 lổ tổ yêu cầu tối thiểu là 1,3 gram sáp ong.
Con ong là nhà vô địch mùi, chúng cảm nhận và phân biệt mùi mạnh hơn 1.000 lần so với con người. Chúng ngửi được mùi hương của hoa ở khoảng cách hơn 1 km.
Loài ong tuy nhỏ bé, nhưng cuộc sống của chúng cũng rất phức tạp và có bao điều thú vị. Loài sinh vật này không những tạo ra mật ngọt cho đời mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp và đối với việc cung cấp thức ăn cho chúng ta.
Khi những chú ong đi tìm mật chúng thường chuyển phấn hoa (dính trên chân chúng) từ những cây đực sang cây cái và hiện tượng này gọi thụ phấn trong sinh học.
10 quốc gia sản xuất mật hàng đầu thế giới
Trung Quốc: Được biết đến là một nước sản xuất mật ong chỉ theo phương thức cổ truyền. Điều đó khiến mọi người tin rằng mật ong Trung Quốc là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và có thể được sử dụng như một loại kháng sinh chữa nhiều bệnh khác nhau. Sản lượng của nước này hàng năm đạt khoảng 448.000 tấn.
Hoa Kỳ: Sản xuất mật ong là một trong những nghề chính của người dân ở nhiều khu vực trên nước Mỹ. Nước này sản xuất hơn 100 loại mật ong đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của nhiều đối tượng. Nước này sản xuất cả mật ong chất lượng cao và chất lượng thấp, và mật ong xuất khẩu có giá tùy thuộc vào chất lượng và theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nước này có những cơ sở sản xuất mật ong tự nhiên, và cả mật ong nhân tạo, với hơn 400 loài ong.
Thổ Nhĩ Kỳ: Theo các nhà kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang sản xuất trên 50% lượng mật ong tiêu thụ ở các nước phát triển và chậm phát triển khác nhau. Các nhà cung cấp mật nước này còn xuất khẩu mật sang các nước thuộc thế giới thứ 3, và do vậy Thổ Nhĩ Kỳ thu lợi nhuận khổng lồ từ ngành kinh doanh này. Khoảng 43.000 nhà máy sản xuất mật ong tự nhiên và nhân tạo đang hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, với sản lượng khoảng 73.926 tấn mỗi năm, làm gia tăng thứ hạng của nước này về sản xuất mật trên thế giới.
Ukraina: là nhà xuất khẩu mật ong lớn trên thế giới. Họ sở hữu những đàn ong mật tốt nhất và đặc biệt chuyên sản xuất mật một cách tự nhiên. Được biết nước này không có một nhà máy mật ong nhân tạo nào, có nghĩa là mật ong họ sản xuất ra hoàn toàn tự nhiên, và nhờ vậy họ đã giành được nhiều huy chương vàng tại Hội nghị Nuôi ong Thế giới Apimondia hàng năm.
Mexico: Mật ong Mexico nổi tiếng có hương vị thơm ngon và được sử dụng phổ biến trong các mon ăn dân tộc, và được biết đến là nguồn dinh dưỡng giá trị cho sức khỏe. Mexico nổi tiếng về trồng cam, với nhiều giống cam ngon khác nhau, là loài hoa được ong yêu thích hút mật. Điều đó giải thích cho việc Mexico nổi tiếng có mật ong ngọt ngào và bổ dưỡng hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nga: Trồng trọt và sản xuất mật ong là một phần của văn hóa Nga. Ở đây, người dân không chỉ coi sản xuất mật ong là một nghề, mà còn sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Họ thích sử dụng mật ong trong khi pha trà, cà phê và làm bánh mì cùng nhiều loại bánh khác. Sản lượng mật ong Nga hàng năm ước đạt 63.000 tấn.
Ấn Độ: Ấn Độ được xếp ở vị trí nước sản xuất mật ong lớn. Đây cũng là nước chuyên sản xuất mật ong theo các phương pháp cổ truyền. Hiện ngành sản xuất mật ong Ấn Độ đang thực hiện những kế hoạch sản xuất các loại ong mật khỏe mạnh, có thể sống trong bất kỳ thời tiets nào và có khả năng sản xuất đủ mật quanh năm.
Argentina: Người Argentina tin rằng sản xuất mật ong là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy kinh tế đất nước. Mật ong được nhập khẩu và xuất khẩu từ quốc gia này đều là loại có nguồn gốc thiên nhiên chất lượng cao. Mật ong Argentina luôn có giá cao trên thị trường thế giới, và có chất lượng đảm bảo. Các nhà máy mật ở đây đang sử dụng phương pháp nuôi ong tự nhiên để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng mật.
Ethiopia: Bạn đang tìm kiếm mật ong có hương vị của nhiều loài hoa? Ethiopia có thể cung cấp cho bạn loại mật này. Ethiopia sản xuất mật ong với cả phương pháp tự nhiên và nhân tạo. Quốc gia này được thế giới biết đến với 29.000 loại sáp ong. Ethiopia đã thực hiện nhiều chiến lược và công nghệ khác nhau để đảm bảo rằng chất lượng của mật ong không bị tổn hại, đặc biệt khi xuất khẩu ra các nơi trên thế giới.
Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là một trong những nước sản xuất mật ong lớn nhất thế giới. Nước này có nhiều công ty xuất và nhập khẩu mật ong. Sản lượng mật ong Tây Ban Nha hàng năm đạt khoảng 57.000 tấn, nổi tiếng với hương vị ngọt ngào và giàu dinh dưỡng, tuyệt vời cho sức khỏe.
Chim ong - Trochilus
Chim ong là loài chim bé nhất trên thế giới: chỉ bằng con ong, thân dài chưa đầy 5cm, nặng khoảng 2g, phân bố ở vùng rừng rậm Nam Mỹ và Trung Mỹ. Khi nó bay tìm mật cũng kêu o, o như ong.