10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2011

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ra mắt Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất. Ảnh: Hồng Vĩnh
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ra mắt Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Những sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật của đất nước trong năm 2011 được lựa chọn dưới góc nhìn của báo Tiền Phong.

> Công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu 2011
> 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2011

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ra mắt Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất. Ảnh: Hồng Vĩnh
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ra mắt Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất.
Ảnh: Hồng Vĩnh.

1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu nhân sự cấp cao

Diễn ra từ 12 đến 19 tháng 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã thông qua những văn kiện quan trọng để đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XII được bầu làm Tổng Bí thư.

Tiếp đó, ngày 22- 5, cử tri cả nước đã bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước; ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.

2. Năm Thanh niên 2011

Năm Thanh niên 2011 đã đạt được phần lớn mục tiêu đề ra, góp phần tạo môi trường thuận lợi để tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện của thanh niên trong lao động sáng tạo, đảm nhận và thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Trong Năm Thanh niên, Đoàn đã khởi xướng nhiều phong trào, cuộc vận động mới trong thanh niên. Các phong trào đã đi vào thực tiễn công tác Đoàn và cuộc sống thanh niên, góp phần giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên.

Đến thăm và làm việc với T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 28-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thanh niên là rường cột của dân tộc, là bộ phận nòng cốt của xã hội, lực lượng xung kích của cách mạng, đồng thời là người chủ tương lai của đất nước. Công tác thanh niên là nhiệm vụ sống còn của Đảng, của dân tộc.

3. Sôi động hoạt động đối ngoại

Năm 2011 cũng là năm sôi động với các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, thể hiện sự tham gia đầy đủ của nước ta vào đời sống kinh tế - chính trị quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã có những chuyến thăm cấp cao tới nhiều nước, thúc đẩy hợp tác với nhiều nước lớn, tạo dấu mốc và động lực quan trọng với nhiều cam kết và hành động cụ thể giữa các bên. Cùng với đó, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham dự nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng cấp khu vực và thế giới.

4. Kinh tế tăng trưởng 5,9%, lạm phát vẫn cao

Mặc dù phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng; cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, nhưng chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức khá cao và hợp lý là 5,9%. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục là 96,3 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giữ ở mức 2,27%.

Tuy nhiên, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 7% như Quốc hội đề ra đã không đạt được. Mặc dù 5 tháng cuối năm lạm phát đã giảm mạnh (đều tăng dưới 1%) nhưng cả năm 2011 vẫn tăng ở mức 18,13%. Lạm phát, lãi suất ngân hàng cao đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

5. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tái cơ cấu nền kinh tế

Tại Hội nghị T.Ư 3 và 4, BCH T.Ư Đảng khóa XI đã đưa ra những quyết định quan trọng được cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng?”

Hội nghị sẽ thảo luận, ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”. Trước đó, Hội nghị T.Ư 3 đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

6. Thị trường chứng khoán, bất động sản lao dốc và vỡ nợ tín dụng đen

Năm 2011, thị trường chứng khoán lao dốc không phanh. Cá biệt cổ phiếu của Cty CP Nhựa Tân Hoá là cổ phiếu đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán khủng hoảng tồi tệ nhất trong 11 năm tồn tại khi nhiều công ty chứng khoán rơi vào cảnh mất thanh khoản, không đủ tiền trả cho nhà đầu tư...

Bên cạnh đó là làn sóng bán tháo địa ốc để giải quyết khó khăn về nguồn vốn đã lan rộng ngay cả khi vào cuối năm Ngân hàng Nhà nước cho phép nới tín dụng với một số chương trình nhà ở thu nhập thấp, những dự án có khả năng thanh khoản.

Những tháng cuối năm cũng xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen với quy mô ngày càng lớn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM. Hầu hết các con nợ đều phá sản do thua lỗ đầu tư chứng khoán, vàng và bất động sản.

7. Tai nạn giao thông được Chính phủ coi là “thảm họa”

Trong báo cáo gửi Quốc hội, lần đầu tiên Chính phủ nhận định, tai nạn giao thông (TNGT) đang là thảm họa và có thể coi là quốc nạn cần kiên quyết ngăn chặn. Hàng loạt biện pháp mạnh mẽ, cứng rắn đã được đưa ra với mong muốn đẩy lùi ùn tắc và TNGT. Chính phủ đặt mục tiêu giảm 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do TNGT hằng năm. Từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM trong năm 2012, và lần đầu tiên Chính phủ lấy năm 2012 là "Năm an toàn giao thông".

8. Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa trên Biển Đông

Ngày 25-7, trao đổi với báo chí ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ công dân ở quốc gia nào, dù nhỏ hay lớn đều có nhận thức như vậy. Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình.

Trong tháng 5 và 6-2011, tình hình Biển Đông trở nên phức tạp khi xảy ra liên tiếp các vụ cắt cáp, phá hoại của tàu Trung Quốc đối với tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

9. Công bố Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Ngày 29-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì công bố Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng trong phát triển Thủ đô Hà Nội, là cơ sở pháp lý trong quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát huy mạnh và hiệu quả hơn tiềm năng thế mạnh của Thủ đô và các tỉnh trong khu vực.

10. Di sản Thành nhà Hồ và Hát Xoan được UNESCO tôn vinh

Ngày 27-6, tại Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận di tích Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là Di sản Văn hóa thế giới.

Tiếp đó, ngày 24-11, tại Bali (Indonesia), UNESCO thông qua quyết định ghi nhận Hát Xoan (Phú Thọ) là Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp. Như vậy, đến nay Việt Nam có 16 di sản được UNESCO công nhận, ghi danh. Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới của nhân loại.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.