1. Hai Bà Trưng từng khiến quân giặc nào khiếp sợ?
-
icon
Đông Hán
-
icon
Đông Ngô
-
icon
Đông Minh
A là đáp án đúng. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh.Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.
2. Trưng Trắc đã nhường công giết hổ cho ai?
-
icon
Thi Sách
-
icon
Lê Đô
-
icon
Lê Chân
Thi Sách C là đáp án đúng. Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên, cũng là người quật cường và giàu lòng yêu nước. Nghe tiếng hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị chàng tìm đến Mê Linh. Hai Bà Trưng vốn biết vài điều về Thi Sách nên đón tiếp niềm nở, mời chàng dự cuộc săn diệt hổ. Khi đến gần sào huyệt thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau với nó. Trong lúc con hổ mải vờn nhau với chàng, Trưng Trắc vận dụng tài bắn cung, nhanh tay bắn một mũi tên xuyên qua một mắt hổ. Thấy nó khựng lại, Thi Sách lập tức bồi thêm hai mũi lao hiểm. Trưng Trắc chạy tới gần thú dữ trước tiên. Bà kín đáo rút mũi tên của mình, nhường chiến công lại cho chàng trai trẻ. Tin Thi Sách giết được hổ dữ giúp uy tín chàng tăng cao, tiếng tăm càng thêm lừng lẫy. Cùng chung chí hướng chống Hán, chàng kết hôn với Trưng Vương. Cuộc hôn nhân này tập hợp thế lực hai miền đất nước, gia tăng sức mạnh chống ách đô hộ.
3. Nữ tướng Triệu Thị Trinh quê ở đâu?
-
icon
Thanh Hóa
-
icon
Nghệ An
-
icon
Quảng Bình
B là đáp án đúng. Triệu Thị Trinh sinh năm 226 tại miền núi Quân Yên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Khi mới 20 tuổi, Bà Triệu đã thành lập đội quân 1.000 tráng sĩ để khởi nghĩa chống lại quân xâm lược Đông Ngô. Ban đầu, anh trai Triệu Quốc Đạt của bà không tán thành với cuộc khởi nghĩa. Nhưng trước phản ứng mãnh liệt của bà, Triệu Quốc Đạt cũng chấp nhận đứng lên đánh đuổi quân Đông Ngô. Bà Triệu tạo ra hình tượng một nữ tướng dũng mãnh trên chiến trường. Khi ra trận, bà luôn mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Phong trào khởi nghĩa lan nhanh, đánh đuổi quân Đông Ngô khỏi nhiều vùng trên đất nước. Tuy nhiên, vua Ngô đã điều 8.000 quân sang để đàn áp đội quân Bà Triệu. Sau nhiều tháng giao tranh, do chênh lệch về lực lượng, căn cứ nghĩa quân bị thất thủ, Bà Triệu tuẫn tiết ở tuổi 23. Mặc dù có kết thúc bi thảm, câu chuyện về bà vẫn sống mãi. Giới sử gia phương Tây gọi Bà Triệu là người phụ nữ đáng kinh ngạc, có khả năng truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, cả trong hiện tại và tương lai. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của bà là: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".
4. Phó tướng Nguyễn Thị Bành nổi tiếng với tài luyện gì?
-
icon
Chim Bồ câu
-
icon
Voi
-
icon
Ngựa
C là đáp án đúng. Phó tướng Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích trong kháng chiến chống quân Minh. Vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công. Theo Việt Nam sử lược, Nguyễn Chích (1382-1448) quê ở thôn Vạn Lộc, huyện Đông Sơn, châu Ái (Đông Sơn, Thanh Hóa ngày nay). Năm 25 tuổi, ông dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược ở Hoàng Nghiêu (Thanh Hóa). Để củng cố sức mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, Nguyễn Chích tăng cường tuyển chọn quân sĩ. Một hôm, ông ở trong doanh trại thì nghe nghĩa binh báo có chàng trai trẻ tuổi xin gặp chủ tướng. Khi đối mặt, Nguyễn Chích thấy dáng người này nhỏ nhắn, thư sinh “trói gà không chặt”. Ông mời người lạ mặt ra ngoài tỉ thí võ với một bộ tướng của mình. Trong chốc lát, “tráng sĩ”đánh ngã bộ hạ của Nguyễn Chích. Sau đó, lần lượt những tướng khác bị hạ, cả doanh trại đều kinh ngạc, khâm phục. Nguyễn Chích vui mừng, thu nhận nhân tài vào đội quân của mình. Sau đó, ông phát hiện chàng trai trẻ kia là nữ đóng giả trai và dù bị gạt nhưng mến mộ tài năng và ý chí của nàng, Nguyễn Chích vẫn giữ lại. Tình yêu nảy nở, ông cưới bà làm vợ và phong làm phó tướng Nguyễn Thị Bành. Từ nhỏ, Nguyễn Chích đã được bố truyền nghề nên ông có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Nguyễn Thị Bành cũng trở thành trợ thủ đắc lực cho chồng huấn luyện đội quân chim bồ câu. Đây cũng được xem là đội quân kỳ lạ trong lịch sử. Sau này, khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, vợ chồng Nguyễn Chích đã mang đội chim quân bồ câu theo để truyền tin.
5. Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân- tướng tài của vua Quang Trung hồi nhỏ học võ với ai?
-
icon
Ngô Mạnh
-
icon
Ngô Xương
-
icon
Ngô Quảng
A là đáp án đúng. Bùi Thị Xuân (? – 1802) chính quê ở thôn Xuân Hào, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn, nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là nữ tướng danh tiếng thời Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, cháu Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Thuở nhỏ thay vì làm bạn với đường kim, mũi chỉ thêu thùa, với cây đàn tỳ bà thánh thót, cô Xuân đi… học võ với thầy Đô thống Ngô Mạnh ở Thuần Truyền. Nhờ giỏi võ mà tương truyền có lần bà cùng Trần Quang Diệu giết cả hổ dữ tấn công và cũng từ lần tương ngộ đó hai người nên vợ nên chồng, lại đồng chí hướng phò vua giúp nước, hai vợ chồng đầu quân theo khởi nghĩa Tây Sơn. Từ đây tài năng võ nghệ đã đưa Bùi Thị Xuân trở thành một nữ võ tướng tiêu biểu dưới triều vua Quang Trung. Cùng với chồng là tướng quân Trần Quang Diệu và các tướng lĩnh khác, Bùi Thị Xuân tham gia phong trào nông dân Tây Sơn, góp công đánh bại 29 vạn quân xâm lược Thanh năm 1789 (Kỷ Dậu) cùng vua Quang Trung, rồi chiến tranh đối đầu với Nguyễn Ánh. Tài nghệ binh bị, giỏi sử dụng quân, can đảm dũng lược trong chiến đấu, bà góp công lớn cho sự tạo dựng vương triều Tây Sơn, được Quang Trung phong là Đô đốc. Lực lượng tượng binh nhà Tây Sơn sở dĩ hùng mạnh cũng chính bởi tài giỏi luyện voi chiến.
6. Tướng Nguyễn Thị Định là thủ lĩnh của đội quân nào?
-
icon
Đội quân tóc dài.
-
icon
Đội quân quấn khăn
-
icon
Đội quân tóc ngắn
C là đáp án đúng. Bà Nguyễn Thị Định quê ở Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà tham gia cách mạng từ khi 16 tuổi; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1938). Bà nhập ngũ năm 1965 và được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1974), là Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1995). Suốt cả cuộc đời bà cống hiến cho cách mạng: Năm 1940 bà bị thực dân Pháp bắt đi đày ở trại giam Bà Rá; năm 1943 ra tù, trở về hoạt động ở huyện Châu Thành; năm 1945 tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre... Sau đó, bà được giao giữ những trọng trách: là Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phụ trách phong trào chiến tranh du kích (năm 1965), Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (1987-1992), Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1980-1992).Thiếu tướng Nguyễn Thị Định xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu tặng Phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Nói đến tướng Nguyễn Thị Định, người ta hay nhắc đến Bà với vai trò thủ lĩnh của đội quân tóc dài. Đây là tên gọi chung của các đội nữ binh ở miền Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và là lực lượng từng có những đóng góp quan trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
7. Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn Thị Minh Khai lấy bí danh gì khi tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7?
-
icon
Phan Lan
-
icon
Phan Hồng
-
icon
Phan Minh
A là đáp án đúng. Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sĩ cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng. Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Cuối năm 1934, Minh Khai cùng Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Non là đại biểu chính thức được cử đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mát-xcơ-va. Nguyễn Thị Minh Khai lấy bí danh là Phan Lan. Ngày 16/8/1935, lần đầu tiên trên diễn đàn của một đại hội quốc tế, người phụ nữ Việt Nam 24 tuổi dõng dạc đọc bài tham luận về vai trò của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ hoà bình. Năm 1937, cô về nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941. Trước lúc hy sinh Nguyễn Thị Minh Khai còn tước vải quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ gọi là một chút lòng hiếu thảo đối với mẹ mà không làm tròn bổn phận chăm sóc mẹ lúc mẹ già yếu.
8. Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Thị Chiên từng chỉ huy đội du kích nào?
-
icon
Tán Thuật
-
icon
Tán Thương
-
icon
Tán Lương
C là đáp án đúng. Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1946 đến năm 1952, Nguyễn Thị Chiên tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (nay là thị trấn Thanh Nê) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề... Bà đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt 15 quân địch. Tháng 4 năm 1950, trong khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị quân địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi. Nhưng bà vẫn trung thành, không khai báo. Tháng 10 năm 1951, trong một trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà đã bắn bị thương 1 quân địch, bắt sống 6 lính địch, thu được 4 súng Tháng 12 năm 1951, khi quân đội Pháp lùng sục vào làng, Bà đã chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 lính Pháp. Năm 1952, Nguyễn Thị Chiên được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công. Sau kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Chiên về công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô. Bà được phong quân hàm trung tá năm vào năm 1984. Nguyễn Thị Chiên qua đời vào lúc 8h20 phút, sáng ngày 1/6/2016, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi.
9. Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Đinh Thị Vân sinh năm nào?
-
icon
1916
-
icon
1915
-
icon
1917
B là đáp án đúng. Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bà sinh năm 1916, ở làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tên thật của bà là Đinh Thị Mậu, xuất thân trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước. Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975. Một nữ điệp viên chiến lược đã hy sinh hạnh phúc riêng, lấy vợ cho chồng để rồi sau mấy chục năm âm thầm làm nhiệm vụ nguy hiểm trong lòng địch, bà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng. Sau gần trọn một đời cống hiến cho cách mạng, bà về nghỉ hưu ở căn gác nhỏ trong ngôi nhà số 8 phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sống thanh bạch, giản dị, khiêm tốn và thật sự trong sạch trong sự yêu mến và ngưỡng mộ của bạn bè, mọi người nơi bà cư trú. Bà Đinh Thị Vân mất ngày 11/12/1995 tại Hà Nội.
10. Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất Võ Thị Sáu quê ở đâu?
-
icon
Bà rịa - Vũng tàu
-
icon
Đồng Tháp
-
icon
Kiên Giang
A là đáp án đúng. Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5.1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt. “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm